Thực hiện các thí nghiệm sau ở nhiệt độ thường: a. Cho bột Al vào dung dịch NaOH. b. Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3. c. Cho CaO và nước. d. Cho dung dịch Na2CO3 vào dung dịch CaCl2. Số thí nghiệm có xảy ra phản ứng là
A. 2. B. 4. C. 1. D. 3.
(a) Al + H2O + NaOH —> NaAlO2 + H2
(b) Fe + AgNO3 —> Fe(NO3)2 + Ag
(c) CaO + H2O —> Ca(OH)2
(d) Na2CO3 + CaCl2 —> NaCl + CaCO3
Cho các phát biểu sau: a. Cao su thiên nhiên có công thức là (-CH2-CH=CH-CH2-)n. b. Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2. c. Thủy phân hoàn toàn tinh bột hoặc xenlulozơ đều thu được glucozơ. d. Để phân biệt anilin và ancol etylic ta có thể dùng dung dịch brom. e. Các peptit đều dễ bị thủy phân trong môi trường axit hoặc kiềm. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 2. C. 4. D. 3.
Cho các phát biểu sau: (a) Saccarozơ là thành phần chủ yếu của đường mía. (b) Glucozơ có trong cơ thể người và động vật. (c) Tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên. (d) Chất béo là một trong những thức ăn quan trọng của con người. (e) Chất béo chứa chủ yếu các gốc axít béo không no thường là chất rắn ở nhiệt độ phòng. (f) Trong mật ong có chứa nhiều fructozơ. Số phát biểu đúng là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Cho các phát biểu sau: (a) Các kim loại Na, Mg, Al được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy. (b) Hàm lượng cacbon trong thép cao hơn trong gang. (c) Các kim loại Mg, Zn và Fe đều khử được ion Cu2+ trong dung dịch thành Cu. (d) Đốt cháy Ag2S trong khí O2 dư, không thu được Ag. Số phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho Na vào dung dịch FeCl3 dư. (b) Cho dung dịch Ba(OH)2 vào dung dịch (NH4)2SO4. (c) Đun nóng nhẹ dung dịch Ca(HCO3)2 (d) Cho dung dịch FeCl2 vào dung dịch AgNO3. (e) Điện phân dung dịch NaCl với điện cực trơ, màng ngăn xốp. Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm vừa thu được chất khí vừa thu được chất kết tủa là
Tiến hành các thí nghiệm sau: (a) Cho dung dịch NH3 dư vào dung dịch Al(NO3)3. (b) Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch Al2(SO4)3. (c) Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. (d) Dẫn khí CO2 dư vào dung dịch KAlO2. (e) Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch FeCl2. Số thí nghiệm thu được kết tủa sau khi phản ứng kết thúc là
A. 3. B. 2. C. 4. D. 1.
Tính khối lượng của HNO3 có trong 2 lít dung dịch HNO3 có pH = 1.
Hỗn hợp X gồm Al, Fe và kim loại M (M đứng trước hidro trong dãy hoạt động hóa học của kim loại và có hóa trị không đổi). Đem hỗn hợp X cho tác dụng với dung dịch chứa m gam NaOH thu được 5,04 lít khí H2, chất rắn Y và dung dịch Z. Lọc tách chất rắn Y sau đó cho một lượng dung dịch HCl dư vào Y thu được 32,48 lít khí H2, thêm tiếp dung dịch NaOH đến dư, lọc kết tủa, rửa sạch đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn F. Để hòa tan hết lượng chất rắn F cần 2,9 lít dung dịch HCl 1M. Biết kim loại M và hidroxit của nó không tan trong nước và dung dịch kiềm. Tỉ lệ số mol Al với Fe trong hỗn hợp X là 1 : 2. Viết các phương trình hóa học xảy ra Tính m và khối lượng kim loại Al trong hỗn hợp X
Trộn 150ml dung dịch Fe2(SO4)3 0,2M với 250ml dung dịch NaOH 0,8M thu được dung dịch X và m gam kết tủa
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính nồng độ mol/l ion OH- có trong dung dịch X
b) Tính thể tích dung dịch HCl 0,5M cần phải dùng để trung hoà hết dung dịch X
Cho dung dịch A gồm HCl và H2SO4. Trung hoà vừa hết 1 lít dung dịch A cần 400ml dung dịch NaOH 0,5M. Cô cạn dung dịch tạo thành thì thu được 12,95 gam muối khan.
a) Viết phương trình phản ứng xảy ra. Tính nồng độ mol/l của các axit có trong dung dịch A
b) Nếu cho 1 lít dung dịch A ở trên vào V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ca(OH)2 0,5M thu được dung dịch có pH = 13. Tính V
Cho biết độ tan CaSO4 là 0,2 gam ở 20 độ C và khối lượng riêng của dung dịch bão hòa coi bằng 1g/ml.
a) Tính độ tan của CaSO4 theo nồng độ mol
b) Khi trộn 50 ml dung dịch CaCl2 0,012M với 150 ml đung dịch Na2SO4 0,004M ở 20 độ C thì có kết tủa xuất hiện không? Vì sao
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến