Thủy phân hoàn toàn tetrapeptit X (mạch hở) thu được sản phẩm gồm 7,5 gam glyxin và 8,9 gam alanin. Số chất X thỏa mãn tính chất trên là
A. 6. B. 4. C. 8. D. 12.
nGly = nAla = 0,1
—> X là (Gly)2(Ala)2
Các cấu tạo của X:
G-G-A-A
G-A-G-A
A-G-G-A
G-A-A-G
A-A-G-G
A-G-A-G
loại này có công thức nào tính nhanh không ạ hay mình buộc phải viết ra và đếm?
Đốt cháy hoàn toàn m gam một chất béo (triglixerit) cần 3,22 mol O2, sinh ra 2,28 mol CO2 và 2,12 mol H2O. Cho 13,29 gam X tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thì khối lượng muối tạo thành là
A. 12,75. B. 14,43. C. 13,71. D. 12,51.
Đun nóng 0,1 mol chất X với lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 13,4 gam muối của axit hữu cơ đa chức B và 9,2 gam ancol đơn chức D. Cho toàn bộ lượng ancol D bay hơi ở 127°C và 600 mmHg sẽ chiếm thể tích 8,32 lít. Công thức của chất X là:
A. C2H5-COO-OOC-C2H5 B. CH3-COO-OOC-CH3
C. CH3-COO-CH3 D. CH3-COO-C2H5
Đốt cháy hoàn toàn 0,30 mol hỗn hợp X gồm 2 hiđrocacbon mạch hở cần dùng vừa đủ 16,80 lít khí O2 (đktc). Toàn bộ sản phẩm sinh ra hấp thụ hết vào dung dịch Ca(OH)2, sau phản ứng hoàn toàn thu được 40 gam kết tủa và khối lượng dung dịch thu được giảm 9,16 gam so với dung dịch Ca(OH)2 ban đầu. Mặt khác, cho 10,26 gam X trên tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 23,76. B. 11,88. C. 5,94. D. 15,84.
Cho các thí nghiệm sau:
(1) Cho 4a mol dung dịch AlCl3 vào 3a mol dung dịch NaAlO2.
(2) Cho 4a mol CO2 vào dung dịch chứa 2a mol Ba(OH)2 và a mol NaOH.
(3) Cho a mol P2O5 vào dung dịch chứa 5a mol NaOH.
(4) Cho K2Cr2O7 vào dung dịch chứa HCl đặc, dư, đun nóng.
(5) Cho a mol NaOH vào dung dịch chứa a mol K2HPO4.
(6) Cho Fe3O4 vào dung dịch chứa H2SO4 loãng.
(7) Cho 5a mol Fe vào dung dịch chứa đồng thời a mol Cu(NO3)2 và 10a mol NaHSO4 (NO là sản phẩm khử duy nhất của NO3-)
Số thí nghiệm sau khi kết thúc thì dung dịch thu được chứa hai muối có số mol bằng nhau là
A. 4 B. 5 C. 7 D. 6
Cho 30,4 gam chất hữu cơ X phản ứng vừa đủ với 600 ml dung dịch NaOH 1M thu được dung dịch Y. Cô cạn dung dịch Y chỉ thu được hơi nước và 47,2 gam hỗn hợp muối khan Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được Na2CO3, 1,3 mol CO2 và 12,6 gam H2O (biết X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất). Xác định CTPT của X
Khi nhỏ từ từ đến dư dung dịch NaOH vào dung dịch hỗn hợp gồm a mol AlCl3 và b mol HCl, kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau:
Tỉ lệ a : b là
A. 2 : 1. B. 3 : 4. C. 4 : 3. D. 2 : 3.
Đốt cháy hoàn toàn 17,22 gam hỗn hợp X gồm ba este đều đơn chức thu được 41,8 gam CO2 và 12,06 gam H2O. Mặt khác đun nóng 17,22 gam X trên với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và 20,58 gam hỗn hợp Z gồm hai muối. Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 3,71 gam. Phần trăm khối lượng của este có khối lượng phân tử lớn nhất trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 63% B. 61% C.64% D. 62%
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho Zn vào dung dịch H2SO4 loãng có nhỏ thêm vài giọt CuSO4 loãng. (b) Nung nóng AgNO3. (c) Cho dung dịch Ba(HCO3)2 vào dung dịch KHSO4. (d) Cho Fe(OH)3 vào dung dịch HNO3 đặc nóng dư. (e) Điện phân Al2O3 nóng chảy (điện cực bằng than chì). (f) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch H2SO4 loãng. Sau khi các phản ứng xảy ra, số thí nghiệm sinh ra chất khí là
A. 4. B. 5. C. 6. D. 2.
Điện phân dung dịch X gồm a mol CuSO4 và b mol MgCl2 (b > 0,25) với điện cực trơ, màng ngăn xốp, I = 2A, sau 19300s thu được dung dịch Y (không còn màu xanh) có khối lượng giảm m gam so với dung dịch X và 0,25 mol hỗn hợp khí ở hai điện cực. (Giả thiết H = 100%, các khí sinh ra không hòa tan trong nước và không bay hơi trong quá trình điện phân). Giá trị m là
A. 23,9 B. 25,4 C. 22,8 D. 26,8
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến