Thủy phân hoàn toàn tripeptit mạch hở X (công thức phân tử là C8H15N3O4) chỉ thu được hai amino axit. Số công thức cấu tạo thỏa mãn tính chất của X là
A. 9. B. 3. C. 4. D. 6.
Tripeptit X tạo bởi các các amino axit có số C:
2 – 2 – 4 (x2)
2 – 4 – 2 (x2)
4 – 2 – 2 (x2)
3 – 3 – 2
3 – 2 -3
2 – 3 – 3
—> Tổng cộng 9 đồng phân (Mắt xích C4 có 2 cấu tạo nên nhân đôi)
A ơi cái 4c kia có 2 đp thì phải là 9 chứ nhỉ
Đốt cháy hoàn toàn một lượng chất hữu cơ X thu được 3,36 lít khí CO2 (đktc); 0,56 lít N2 (đktc) và 3,15 gam H2O. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH thu được sản phẩm có muối H2N-CH2-COONa. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. H2N-CH2-COO-C3H7.
B. H2N-CH2-COO-CH3.
C. H2N-CH2-CH2-COOH.
D. H2N-CH2-COO-C2H5.
Hoà tan hết 3,69 gam hỗn hợp X chứa Al và K vào nước thu được dung dịch Y và khí H2. Nếu cho 50 ml hoặc 90 ml dung dịch HCl 1M vào Y thì đều thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 2,34 B. 3,12 C. 3,9 D. 4,68
Thực hiện sơ đồ phản ứng sau (đúng với tỉ lệ mol các chất) (1) X + 2NaOH → X1 + X2 + 2H2O (2) mX2 + mX5 → Tơ nilon-6,6 + 2mH2O (3) X1 + H2SO4 → X3 + Na2SO4 (4) X3 + X4 → X6 + 2H2O (5) nX3 + nX4 → Tơ lapsan + 2nH2O (6) X5 + X4 → X7 + H2O Nhận định sai là
A. Tổng số nguyên tử hiđro trong hai phân tử X6 và X7 là 22.
B. Trong phân tử X7 chứa nhóm hiđroxyl −OH).
C. Chất X có tính lưỡng tính.
D. Tổng số liên kết pi trong phân tử X6 bằng 6.
Cho sơ đồ phản ứng sau: X (xúc tác, 180°C, 50 atm) —> Y (+ C2H5OH) —> Z (+ NaOH) —> CH3COONa. Chất X là:
A. CH3OH B. CH3CHO C. C2H5OH D. C4H10
Cho các nhận định sau:
(a) Nguyên tử của hầu hết các nguyên tố kim loại đều có ít electron ở lớp ngoài cùng.
(b) Al là kim loại có tính lưỡng tính.
(c) Fe3+ có tính oxi hoá mạnh hơn Cu2+.
(d) Cho Al tác dụng với dung dịch hỗn hợp gồm HCl và CuSO4, sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hoá học và ăn mòn điện hoá học.
Số nhận định đúng là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1
(a) Fe khử được Cu2+ trong dung dịch.
(b) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn điện hoá.
(c) Ngâm một lá nhôm trong dung dịch NaOH loãng sẽ xảy ra hiện tượng ăn mòn hoá học.
(d) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp sẽ thu được khí Cl2 ở anot.
Hỗn hợp X gồm anken A và hidro. Đốt cháy 2,24 lít X với một lượng O2 dư rồi cho sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thí có 31,52 gam kết tủa. Sau khi lọc bỏ kết tủa thì khối lượng dung dịch còn lại nhỏ hơn khối lượng dung dịch ban đầu 20,52 gam. Công thức phân tử của A và phần trăm thể tích hidro trong hỗn hợp X là:
A. C3H6 và 60% B. C4H8 và 40% C. C4H8 và 60% D. C3H6 và 40%
Điện phân dung dịch X gồm CuSO4 và NaCl với điện cực trơ, có màng ngăn, cường độ dòng điện I không đổi theo thời gian. Nếu tiến hành điện phân dung dịch X với cường độ dòng điện I = I1 trong thời gian t(s) thì ở anot bắt đầu có khí thoát ra, tổng thể tích khí thu được (đktc) tại lúc này là 1,568 lít. Nếu điện phân dung dịch X trên với cường độ dòng điện I = I2 trong thời gian t(s) thì tổng thể tích khí thu được là 1,232 lít (đktc) và dung dịch Y. Dung dịch Y có khả năng hòa tan tối đa 1,02 gam Al2O3. Tỉ số I1/I2 có giá trị gần với giá trị nào nhất sau đây?
A. 0,866 B. 1,414 C. 1,732 D. 1,500
Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X gồm hai este no, đơn chức, mạch hở cần vừa đủ 1,135 mol O2, thu được CO2 và H2O. Nếu đun nóng 0,2 mol X với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol kế tiếp và m gam hỗn hợp Z gồm hai muối; trong đó có a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Dẫn toàn bộ Y qua bình đựng Na dư, thấy khối lượng bình tăng 7,74 gam. Tỉ lệ a : b có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 1,4 B. 0,9 C. 1,2 D. 0,8
Cho các chất sau: CrO3, Fe, Al(OH)3, Zn. Số chất tan được trong dung dịch NaOH là.
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến