Việt Nam có rất nhiều địa điểm du lịch độc đáo mà chúng ta không thể nào khám phá hết được. Ở Bình Định cũng có một địa điểm du lịch mà nó được coi là quần thể kiến trúc, văn hóa của người Chăm pa còn sót lại ở Việt Nam - Tháp Bánh ít.
Chắc chắn ai nghe cái tên này chúng ta cũng liên tưởng đến một loại bánh nổi tiếng của Bính Định. Nhưng đây không phải mà là tháp Bánh ít. Tháp Bánh Ít là một cụm tháp cổ Chăm – pa. Được xây dựng vào khoảng cuối thế kỷ XI – đến đầu thế kỷ XII. Nằm trên ngọn đồi tại thôn Đại Lộc, xã Phước Hiệp, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định. Cái tên nghe rất thân thuộc nhưng người dân ở đây họ gọi là tháp Bạc. Là một quần thể bao gồm bốn tháp trong đó có một tháp cổng phía Đông. Một tháp cổng phía Nam hay còn gọi là tháp Bia, tháp Yên Ngựa và tháp chính.
Nổi bật ở đây những bức tượng đá trầm tư, những hình vũ nữ uốn lượng. Cùng những bức phù điêu linh động đang dần mở ra phía trước khung cảnh của Vương quốc Chăm-pa thời cổ đại. Tháp Chính được xây dựng trên đỉnh đồi, cao trên 20m. Khác với tháp cổng phía Đông và tháp Bia, tháp chính của quần thể kiến trúc văn hóa Chăm này được xây dựng dựa theo lối kiến trúc Kalan.
Đây là một địa điểm đẹp và mang nhiều ít nghĩa văn hóa, chúng ta nên đến và trải nghiệm một lần.