Trong văn học Việt Nam, đặc biệt là văn học trung đại, thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật chiếm một vị trí quan trọng. Các nhà thơ lớn như Nguyễn Trãi, Hồ Chí Minh đều có những thi phẩm từ thể loại thơ này.
Về nguồn gốc, thất ngôn bát cú ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc. bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong ( thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan...
Thể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau.
Đập đá ở Côn Lôn là bài thơ tiêu biểu cho thể thơ thất ngôn bát cú. Hai câu đề nêu lên vấn đề về quan niệm làm trai của người tù Cách mạng. Hai câu thực miêu tả về công việc đập đá của người tù. :Từ công việc đập đá suy ngẫm về con đường hoạt động Cách mạng qua 2 vâu luận. Bài thoe khép lại bằng việc khẳng định lai vấnđề : dù có khó khăn gian khổ đến đâu vẫn quyết tâm theo đuổi lí tưởng của mình, thâu tóm ý của toàn bài. Bài thơ được làm theo luật bằng, căn cứ vào tiếng thứ 2 của câu thơ thứ nhất "Làm trai đứng giữa đất Côn Lôn". Cách hiệp vần của bài thơ là ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8 (vần chân-độc vần) "Lôn-non-hòn-son-con" tuân theo luật gieo vần bằng. Về phép đối, bài thơ đối nhau theo các cặp câu 3-4 và 5-6. Đó là đối nhau về từ loại (cùng từ loại) và Đối nhau về thanh điệu (ngược thanh). Ví dụ như "búa-tay", "tháng-nắng",...Các cặp câu đối bổ sung cho nhau về ý nghĩa. Bài thơ cũng được ngắt ngịp 4/3, điển hình trong thơ thất ngôn bát cú.
Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ ViệtNam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình