Tiến hành lên men 70 gam tinh bột thành ancol etylic (hiệu suất toàn bộ quá trình đạt 81%) rồi hấp thụ toàn bộ lượng CO2 sinh ra vào nước vôi trong dư thu được m gam kết tủa. Giá trị m là
A. 106,7. B. 86,4. C. 70,0. D. 90,0.
(C6H10O5)n → C6H12O6 → 2CO2
—> nCO2 = 2.70.81%/162 = 0,7 mol
Ca(OH)2 dư —> nCaCO3 = nCO2 = 0,7
—> mCaCO3 = 70 gam
Một bạn học sinh đã viết các phương trình hóa học sau: (1) 3Mg + 2FeCl3 dư → 3MgCl2 + 2Fe (2) Fe + 6HNO3 đặc, dư → Fe(NO3)3 + 3NO2 + 3H2O (3) NaHCO3 + Ca(OH)2 dư → CaCO3 + NaOH + H2O (4) Fe + 2AgNO3 dư → Fe(NO3)2 + 2Ag Nhận xét nào sau đây đúng?
A. (1)(2)(3) đúng, (4) sai. B. (1)(2)(4) đúng, (3) sai.
C. (2)(4) đúng, (1)(3) sai. D. (2)(3) đúng, (1)(4) sai.
Một đoạn mạch nilon-6 gồm 29 mắt xích thì có phân tử khối là
A. 3277. B. 3144. C. 3048. D. 3164.
Cho các phát biểu sau: (a) Anilin là amin bậc một. (b) Cho quỳ tím vào dung dịch chứa anilin, quỳ tím hóa xanh. (c) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hóa đỏ. (d) Cho peptit Gly-Ala-Gly tác dụng với Cu(OH)2/OH- thu được hợp chất màu tím. (e) Tripanmitin là chất béo lỏng ở điều kiện thường. (g) Chất béo và protein đều là các polime thiên nhiên. Số phát biểu đúng là
A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho đinh sắt vào dung dịch CuSO4. (b) Cho lá kim loại nhôm nguyên chất vào dung dịch HNO3 loãng. (c) Đốt cháy dây Mg nguyên chất trong khí Cl2. (d) Cho hợp kim Zn-Cu vào dung dịch H2SO4 loãng. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa học là
A. 3. B. 4. C. 1. D. 2.
Cho CO2 vào dung dịch Ca(OH)2, phản ứng hoàn toàn. Kết quả thí nghiệm được biểu diễn trên đồ thị sau
Giá trị của x là
A. 0,01. B. 0,02. C. 0,05. D. 0,04.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Điện phân dung dịch NaCl bằng điện cực trơ. (b) Cho Mg vào dung dịch Fe(NO3)3 dư. (c) Cho khí CO dư đi qua ống sứ đựng ZnO nung nóng. (d) Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch Fe(NO3)2. (e) Điện phân nóng chảy Al2O3. Sau khi phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kim loại là
A. 4. B. 3. C. 1. D. 2.
Cho Al tác dụng với dung dịch X tạo ra khí Y có tỉ khối so với H2 bằng 32. X là dung dịch nào sau đây?
A. HCl. B. HNO3 loãng.
C. HNO3 đặc, nóng. D. H2SO4 đặc, nóng.
Cho hỗn hợp F gồm hai peptit X và Y (đều mạch hở và đều có số nguyên tử H là 17), MX < MY. Cho m gam F tác dụng với lượng dư dung dịch HCl đun nóng thu được 135,07 gam muối của Lysin và Glyxin. Nếu đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp F thì cần dùng 82,992 lít (đktc) khí O2. Thành phần phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp F là
A. 78,18%. B. 53,17%. C. 41,41%. D. 38,34%.
Aspirin thuộc nhóm thuốc được chỉ định điều trị các cơn đau vừa và nhẹ, đồng thời có tác dụng hạ sốt, viêm khớp dạng thấp, làm giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim… Aspirin có tên gọi là axit axetylsalixylic (có công thức là CH3COOC6H4COOH chứa vòng benzen).
Cho các phát biểu sau về Aspirin: (a) Aspirin là chất hữu cơ tạp chức. (b) Nếu thủy phân Aspirin trong dung dịch H2SO4 loãng thì thu được CH3COOH và HOC6H4COOH. (c) 1 mol Aspirin tác dụng tối đa với 3 mol NaOH trong dung dịch. (d) Đun nóng ancol metylic và axit terephtalic (xúc tác H2SO4 đặc) thu được Aspirin. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 3. C. 2. D. 1.
Hòa tan m gam hỗn hợp hai muối gồm CaCO3 và KHCO3 vào dung dịch HCl dư, khí sinh ra hấp thụ hết vào 100 ml dung dịch LiOH 0,1M, NaOH 0,3M và KOH 0,2M, thu được dung dịch chứa 3,08 gam chất tan. Giá trị của m là
A. 3,2. B. 1,0. C. 2,0. D. 1,5.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến