Tìm, chỉ ra và tác dụng của các biện pháp tu từ trong các câu sau:
a, Công cha như núi Thái Sơn ,
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.
Một lòng thờ mẹ kính cha,
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.
(Ca dao)
- Các phép tu từ trong câu ca dao trên là: Như
+ Tác dụng: Nói lên sự hi sinh gian nan của người làm cha, làm mẹ. Công hi sinh của bậc cha, mẹ được ví như ngọn núi Thái Sơn cao sừng sững và tình yêu tinh khiết của cha mẹ dành cho con cái.
b, Bàn tay ta làm lên tất cả
Có sức người sỏi đá cũng thành cơm.
(Hoàng Trung Thông)
- Các phép tu từ trong hai câu ca dao đó là: Bàn tay
+ Tác dụng: hoán dụ: mượn hình ảnh bàn tay để chỉ sức lao động của con người. Như vậy, câu thơ đã khái quát được vai trò hết sức to lớn của sức lao động: Sức lao động giúp con người tạo ra những của cải vật chất, những sản phẩm có giá trị nhằm phục vụ cho đời sống con người.
c, “Gậy tre, chông tre chống lại sắt thép quân thù. Tre xung phong vào xe tăng, đại bác. Tre giữ làng, giữ nước, giữ mái nhà tranh, giữ đồng lúa chín. Tre hi sinh để bảo vệ con người. Tre, anh hùng lao động! Tre, anh hùng chiến đấu!”
- Các phép tu từ trong đoạn văn trên là: Chống, xung phong, giữ, hi sinh, bảo vệ.
+ Tác dụng: Nhân hóa hình ảnh cây tre, làm cho cây tre trở nên gần gũi với con người. Nói lên sự bất khuất, không chịu đầu hàng của dân tộc ta.
(Cây tre Việt Nam, Thép Mới)
d, “Anh đội viên nhìn Bác
Càng nhìn càng thấy thương
Người Cha mái tóc bạc
Đốt lửa cho anh nằm.”
(Đêm nay Bác không ngủ- Minh Huệ)
- Các phép tu từ trong khổ thơ trên là: Cha
+ Tác dụng: So sánh Bác Hồ như người Cha, để hình ảnh Bác trở nên gần gũi với mọi người hơn và để tránh lặp từ. Ví Bác Hồ như người Cha để chỉ ra sự ân cần, chu đáo của Bác như một người Cha chăm sóc con của mình.
________Nocopy________
Xin đánh giá! Bài này mình từng làm nên nhanh nha!
Mình hứa là ko có copy đâu!