Tìm thành phần gọi đáp trong những câu sau và cho biết thái độ của người nói và người nghe. a. Thưa ông, chúng cháu ở Gia Lâm lên đấy ạ. Đi bốn năm hôm mới lên đến đây, vất vả quá! b. – Việc gì thế, cụ? - Ông giáo để tôi nói… No hơi dài dòng một tí. - Vâng, cụ nói. - Nó thế này, ông giáo ạ!... c. Trang ơi, mình… không dự liên hoan được đâu, cả cắm trại nữa. Nhưng bạn đừng nói với lớp nhé. Mình…mình… bận.

Các câu hỏi liên quan

Phần I: TRẮC NGHIỆM Câu 1: Từ nào viết sai chính tả? A. tranh giành B. co kéo C. ngốc ngếch D. ghê gớm Câu 2: Kết hợp nào không phải là một từ? A. nước uống B. bông hoa C. hoa quả D. ăn cơm Câu 3: Từ nào là từ ghép phân loại? A. bạn đường B. gắn bó C. anh em D. học hỏi Câu 4: Từ nào là danh từ? A. tươi đẹp B. vẻ đẹp C. đẹp đẽ D. xinh đẹp Câu 5: Từ nào không cùng nghĩa với các từ còn lại? A. chăm chỉ B. siêng năng C. ngoan ngoãn D. chuyên cần Câu 6: Từ nào có nghĩa là “giữ cho còn, không để mất”? A. bảo quản B. bảo toàn C. bảo vệ D. bảo tồn Câu 7: Bộ phận trạng ngữ trong câu: "Bằng nghị lực phi thường, chú ve ráng hết sức rút nốt đôi cánh mềm ra khỏi xác ve" bổ sung ý nghĩa gì cho câu? A. Chỉ mục đích C . Chỉ phương tiện B. Chỉ nguyên nhân D. Chỉ trạng thái Câu 8: Dòng nào đã có thể thành câu? A. Mặt nước loang loáng C. Ngôi trường thân quen ấy B. Trên cánh đồng đã được gặt hái D. Những cô bé ngày xưa nay đã trở thành Câu 9: Tiếng "nhân" trong từ nào khác nghĩa tiếng "nhân" trong các từ còn lại? A. nhân tài B. nhân từ C. nhân loại D. nhân chứng Câu 10: Tiếng “quả” trong từ nào được dùng theo nghĩa gốc? A. quả cam B. quả tim C. quả đất D. quả đồi Phần II: BÀI TẬP Câu 1: a) Tìm danh từ, động từ, tính từ trong câu văn sau: “Sầu riêng thơm mùi thơm của mít chín quyện với hương bưởi, béo cái béo của trứng gà, ngọt cái ngọt của mật ong già hạn”. Câu 2: Tìm trạng ngữ, chủ ngữ, vị ngữ trong các câu văn sau: a)Trưa, nước biển xanh lơ và khi chiều tà, nước biển đổi sang màu xanh lục. b) Gió bắt đầu thổi ào ào, lá cây rơi lả tả, từng đàn cò bay lả lướt theo mây. Câu 3: Hãy xếp các từ sau vào 2 nhóm từ ghép và từ láy: Mơ mộng, chậm chạp, giảng giải, học hành, nhỏ nhắn, phẳng lặng, dạy dỗ, nhỏ nhẹ. Câu 4: Hãy chỉ ra các biện pháp tu từ được sử dụng trong mỗi câu văn sau: a)Mặt trời bẽn lẽn núp sau sườn núi, phong cảnh nhuốm những màu sắc đẹp lạ lùng. b)Mưa rả rích đêm ngày, mưa tối tăm mặt mũi, mưa thối đất thối cát. c)Xanh biêng biếc nước sông Hương, đỏ rực hai bên bờ màu hoa phượng vĩ. Câu 5: Hãy chọn 1 ý ở câu 4 rồi viết khoảng 3- 5 dòng để nói lên cái hay cái đẹp của câu văn thông qua việc sử dụng các biện pháp nghệ thuật tu từ của tác giả .