Gia đình là nơi cuộc sống bắt đầu và là nơi tình yêu không bao giờ kết thúc. Thật ngọt ngào và ấm áp nếu chúng ta có một mái ấm, một nơi nương náu bình yên như thế để trở về mỗi khi mệt mỏi và cảm nhận được những tình cảm, cảm xúc thiêng liêng, sâu nặng đó. Cụ thể là tình cảm của bà đối với cháu, qua tác phẩm: Bếp lửa của Bằng Việt nhà văn, nhà thơ đã trang trải tâm hồn mình với những cung bậc cảm xúc khác nhau, nhưng đều có điểm chung là làm nổi bật lên sức mạnh kỳ diệu của tình cảm gia đình. Điều làm nên giá trị nhân văn sâu sắc của các tác phẩm là ở chỗ những tình cảm thiêng liêng ấy luôn giao hòa, kết nối với con người, với cuộc sống, với xóm làng, quê hương, đất nước. Hay nói cách khác, gia đình chính là chiếc nôi êm bồi đắp thể chất, tâm hồn mỗi người và còn là nền tảng, là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước.Trong bài thơ Bếp lửa, hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh bếp lửa. Bếp lửa là tình bà ấm nóng. Bếp lửa gắn với những khó khăn, gian khổ của đời bà. Trong tuổi thơ của cháu, hơi hướng thân thuộc và hình ảnh bà hằng ngày cặm cụi bên bếp lửa đã khắc sâu trong tâm trí : Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói.Đó là những năm tháng gieo neo, nghèo đói. Bà già yếu, mong manh như bếp lửa chờn vờn sương sớm, tấm lòng bà chan chứa, ấm áp như ngọn lửa ấp iu, nồng đượm. Bên bếp lửa bà lặng lẽ thức khuya dậy sớm, chăm sóc, thương yêu con cháu. Khi bố mẹ đi công tác xa, bà nuôi cháu trong cảnh neo đơn, hiu quạnh, Những năm tháng ấy, bà vừa là bà, vừa là mẹ, vừa là cha:
Cháu ở cùng bà bà bảo cháu nghe
Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học
Bà cháu quấn quýt bên nhau. Cháu được chăm chút, nâng niu trong tình yêu thương của bà. Dù thiếu vắng sự chăm sóc của mẹ cha, nhưng tình yêu thương của bà đã bù đắp tất cả.
Bên cạnh ý nghĩa như một sợi dây tình cảm thiêng liêng gắn kết những người ruột thịt, là chiếc nôi êm cho con cháu chào đời và lớn lên, gia đình còn là nền tảng, là khởi đầu của tình yêu con người, tình yêu quê hương, đất nước. Trong bài thơ Bếp lửa, những năm chiến tranh ròng rã, người bà lặng lẽ hi sinh, chia sẻ với chiến trường. Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi, không một giọt nước mắt bà giấu nỗi đau thương để luyện cho cahus một tình cảm cao hơn :
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh ninh
Mày có viết thư chớ kể này kể nọ
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên
Bà dạy cháu biết sống yêu thương, dù giàu sang hay nghèo khó đừng quên những ngày khoai sắn ngọt bùi. Bà dạy cháu tình làng nghĩa xóm, chia sẻ buồn vui Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui. Như ngọn lửa, tấm lòng của bà, đức hi sinh tần tảo của bà đã truyền cho cháu ý chí và nghị lực phi thường. Tình yêu thương của bà đã nhóm lên bao ước mơ, khát vọng của tuổi thơ. Cháu thật diễm phúc vì có một người bà như thế.
XIN HAY NHẤT Ạ