tính độ pH của dung dịch 250ml H2SO4 chứa 0,98g H2SO4

Các câu hỏi liên quan

Đọc đoạn trích: “... Một trong những đổi mới quan trọng là làm các em ngay từ bé đã ý thức được thế giới tương lai rất khó đoán định. Vì vậy thay vì học một cách thụ động, vâng lời thì bây giờ phải biết nghĩ khác (out of the box) và đối với những nước như Việt Nam khi trẻ nhỏ được dạy phải rất vâng lời thì cái này phải thay đổi mạnh mẽ. Quan trọng nhất là phải dạy các em một mặt tôn trọng văn hoá truyền thống, nhưng mặt khác các em phải dám nghĩ khác, dám đặt câu hỏi ngược lại với giáo viên”, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam nói. ... Chia sẻ quan điểm của mình, Tổng Biên tập Straits Times Warren Jude Fernandez cho rằng: “Học sinh Việt Nam phải bớt vâng lời đi!”. Trong khi đó, ông Haoliang Xu - người phụ trách Chương trình phát triển của Liên Hợp Quốc tại châu Á - Thái Bình Dương nêu quan điểm: Các bậc phụ huynh cần chuẩn bị cho con cái thích ứng với sự thay đổi của tương lai. Các bậc phụ huynh ngày nay cần có tư duy mới, tư duy mở hơn để thúc đẩy tư duy con cái, áp dụng khoa học công nghệ và các kỹ năng mềm. “Một đôi giày chỉ có thể dùng cho một người chứ không thể dùng chung cho nhiều bàn chân. M ỗi người đều có những đặc điểm riêng, mỗi quốc gia có những khác biệt chứ không cùng mặt bằng, không phát triển đồng đều” - ông Haoliang Xu nói.” ( Phải thay đổi “Văn hóa dạy trẻ nhỏ chỉ biết vâng lời”, Châu Như Quỳnh ghi, Dân trí, 13/9/2018) Thực hiện các yêu cầu sau: Câu 1: Lí do cơ bản được các nhân vật trong đoạn trích lấy làm cơ sở cho quan niệm “Phải thay đổi “văn hóa dạy trẻ nhỏ chỉ biết vâng lời”” nêu trên trong đề bài báo là gì? (0.5 điểm) Câu 2: Anh/ chị hãy lí giải mối quan hệ giữa việc “thế giới tương lai rất khó đoán định” với vấn đề “Học sinh Việt Nam phải bớt vâng lời đi!” (1 điểm) bài phát biểu Câu 3: Anh chị nêu những biểu hiện cụ thể của “văn hóa truyền thống” được nhắc tới trong của Phó Thủ tưởng Vũ Đức Đam? ?(1 điểm) Câu 4: Hãy chia sẻ một lần anh/chị đã “nghĩ khác” và “đặt câu hỏi ngược lại với giáo viên” hoặc giải thích nguyên nhân khiến anh chị chưa từng làm điều đó. (1.5 điểm)

Câu 1: Ngoài thời khóa biểu trên lớp, H tự lập cho mình 1 thời khóa biểu ở nhà và ghi chi tiết các việc phải làm vào thời gian rảnh rỗi. Việc làm đó của H thể hiện điều gì? A. H là người sống và làm việc có kế hoạch. B. H là người có kế hoạch. C. H là người khoa học. D. H là người có học. Câu 2. Người đầu tiên chịu trách nhiệm về việc bảo vệ, chăm sóc, nuôi dạy trẻ em là? A. Cha mẹ. B. Người đỡ đầu. C. Người giúp việc. D. Cả A,B. Câu 3. Trẻ em là người bao nhiêu tuổi? A. Dưới 12 tuổi. B. Dưới 14 tuổi. C. Dưới 16 tuổi. D. Dưới 18 tuổi. Câu 4. Ngày môi trường thế giới là ? A. 5/6. B. 5/7. C. 5/8. D. 5/9. Câu 5. Toàn bộ các điều kiện tự nhiên, nhân tạo bao quanh con người, có tác động đến đời sống, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên được gọi là? A. Tài nguyên thiên nhiên. B. Thiên nhiên. C. Tự nhiên. D. Môi trường. Câu 6: Chương trình "Giờ trái đất" kêu gọi mọi người hưởng ứng bằng hành động gì? A. Dọn vệ sinh trong một giờ. B. Tắt điện trong một giờ C. Xem TV trong một giờ D. Ngưng dùng điện thoại trong một giờ Câu 7 : Biểu hiện của quyền được bảo vệ là? A. Trẻ em sinh ra được khai sinh và có quốc tịch. B. Trẻ em được tôn trọng bảo vệ tính mạng, thân thể. C. Trẻ em được tôn trọng và bảo vệ nhân phẩm và danh dự. D. Cả A,B,C. Câu 8: Quốc hội nước Việt Nam đã quyết định đổi tên nước là Cộng hoà Xã hội chủ Nghĩa Việt Nam vào ngày tháng năm nào ? A . Ngày 2/7/1976 C. Ngày 2/7/1975 B. Ngày 2/5/1976 D. Ngày 2/6/1976 Câu 9: Di sản văn hóa bao gồm? A. Di sản văn hóa vật thể và hữu hình. B. Di sản văn hóa phi vật thể và vô hình. C. Di sản văn hóa vật thể và phi vật thể. D. Di sản văn hóa hữu hình và vô hình. Câu 10: Hành vi nào sau đây là đúng: A. Thực hiện nội quy của nhà trường B. Không gây mất trật tự ở bệnh viện C. Không xả rác nơi công cộng D. Cả A, B, C đều đúng Câu 11. Các hành vi vứt, thải, bỏ rác thải sinh hoạt không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng bị phạt bao nhiêu tiền? A. 1.000.000đ - 2.000.000đ. B. 2.000.000đ - 3.000.000đ. C. 3.000.000đ - 4000.000.đ. D. 3.000.000đ - 5.000.000đ. Câu 12. Hình thức tín ngưỡng có hệ thống tổ chức, với những quan niệm, giáo lí thể hiện rõ sự tín ngưỡng, sùng bái thần linh và những hình thức lễ nghi thể hiện sự sùng bái ấy được gọi là ? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 13: Sống và làm việc khoa học có ý nghĩa như thế nào? A. Giúp chúng ta chủ động. B. Giúp chúng ta tiết kiệm thời gian và công sức. C. Giúp chúng ta đạt hiệu quả cao trong công việc. D. Cả A,B,C. Câu 14. Nhà máy B xả nước thải ra ngoài khu dân cư gây ô nhiễm môi trường. Trước việc làm đó em cần báo với ai? A. Chính quyền địa phương. B. Trưởng thôn. C. Trưởng công an xã. D. Gia đình Câu 15. Nếu phát hiện trong vườn nhà có vật cổ không rõ nguồn gốc từ đâu bạn sẽ làm gì? A. Mang đi bán. B. Lờ đi coi như không biết. C. Báo cho chính quyền địa phương. D. Giấu không cho ai biết Câu 16. “Mùng năm mười bốn hai ba/Đi chơi cũng thiệt huống là đi buôn” nói về yếu tố nào ? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 17. Các quan niệm: Không ăn trứng trước khi đi thi, không ăn lạc khi thi được gọi là? A. Tôn giáo. B. Tín ngưỡng. C. Mê tín dị đoan. D. Truyền giáo. Câu 18: Lòng tin vào điều gì đó thần bí là: A. Tôn giáo B. Tín ngưỡng C. Mê tín dị đoan D. Cả 3 đáp án trên Câu 19: Di sản văn hoá nào dưới đây là di sản văn hoá vật thể? A. Cố đô Huế B. Bí quyết nghề đúc đồng C. Hát ca trù D. Trang phục áo dài truyền thống Câu 20: Cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp được gọi là? A. Chính phủ. B. Tòa án nhân dân. C. Viện Kiểm sát. D. Ủy ban nhân dân.