Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,2M cần để trung hòa 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,5M, Ca(OH)2 0,25M. Tính m muối thu được và thể tích nói trên
nNaOH = 0,25 mol, nCa(OH)2 = 0,125 mol
=> Tổng số nOH- = 0,5 mol
Pứ trung hòa => nH+ = nOH- = 0,5 mol
=> nH2SO4 = 1/2 . nH+ = 0,25 mol
=> Vdd H2SO4 = 1,25 lít = 1250 ml
nNa+ = 0,25 mol, nCa2+ = 0,125 mol, nSO42- = 0,25 mol
=> m muối = mNa+ + mCa2+ + mSO42- = 34,75 gam
X, Y, Z (MX < MY < MZ) là ba peptit mạch hở, được tạo từ các α-aminoaxit như glyxin, alanin, valin; trong đó 3(MX + MZ) = 7MY. Hỗn hợp T chứa X, Y, Z với tỉ lệ mol tương ứng là 6:2:1. Đốt cháy hết 56,56g T trong oxi vừa đủ, thu được nCO2 : nH2O = 48 : 47. Mặt khác, đun nóng hoàn toàn 56,56g T trong 400ml dung dịch KOH 2M (vừa đủ), thu được 3 muối. Thủy phân hoàn toàn Z trong dung dịch NaOH, kết thúc phản ứng thu được a gam muối A và b gam muối B (MA < MB). Tỉ lệ a : b là
A. 0,843 B. 0,874 C. 0,698 D. 0,799
Hòa tan hết 31,64 gam hỗn hợp gồm Fe3O4, Fe(NO3)2 và Cu trong dung dịch chứa 0,72 mol HNO3 và 0,12 mol NaNO3 thu được dung dịch X và hỗn hợp khí Y gồm 0,02 mol NO và a mol NO2. Dung dịch X hòa tan tối đa 6,4 gam bột Cu thấy thoát ra a mol NO và dung dịch Z chứa 83,48 gam muối. Phần trăm khối lượng của Cu có trong hỗn hợp ban đầu là.
A. 12,14% B. 23,12% C. 21,11% D. 11,24%
A là dung dịch CuSO4. Cho thêm 8,5 gam bột CuSO4 vào 48 gam dung dịch A rồi khuấy đều thì khối lượng kết tinh CuSO4.5H2O tách ra tối đa là 10 gam và dung dịch B còn lại có nồng độ 20%. Xác định C% của dung dịch A.
Đốt cháy c mol peptit Z được tạo ra từ aminoaxit no có 1 nhóm COOH và 1 nhóm NH2 thu được số mol CO2 lớn hơn số mol nước là c mol. Z là:
A. Dipeptit B. Tripeptit
C. Tetrapeptit D. Pentapeptit
Thủy phân hoàn toàn một trieste X cần vừa đủ 300ml NaOH 1M. Sau phản ứng thu được dung dịch Y chứa hai muối có tổng khối lượng là 25,2 gam và 9,2 gam ancol Z. Mặt khác, 67,2 gam X làm mất màu tối đa dung dịch chứa a mol Br2. Giá trị của a là:
A. 1,2 B. 1,5 C. 0,9 D. 1,8
Hỗn hợp X gồm glyxin và axit glutamic. Hỗn hợp Y gồm đivinyl oxalat và triolein. Hiđro hóa hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp Z gồm m1 gam X và m2 gam Y cần dùng a mol H2 (xúc tác Ni, t°), thu được hỗn hợp T. Đốt cháy hoàn toàn T cần dùng 1,61 mol O2, thu được N2, CO2 và 1,26 mol H2O. Nếu lấy m1 gam X tác dụng với NaOH vừa đủ, thu được (m1 + 5,28) gam muối. Giá trị của a là
A. 0,11 B. 0,09. C. 0,12. D. 0,10.
Cho sơ đồ sau: benzen → X1 → X2 → anilin. Hãy cho biết X1, X2 tương ứng với dãy chất nào sau đây?
A. phenyl clorua, nitro benzen
B. phenyl clorua, phenyl amoni clorua
C. nitro benzen, phenyl clorua
D. nitrobenzen, benzyl clorua
Đun sôi bốn dung dịch, mỗi dung dịch chứa 1 mol mỗi chất sau: Ba(HCO3)2, Ca(HCO3)2, NaHCO3, NH4HCO3. Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, trường hợp nào khối lượng dung dịch giảm nhiều nhất (Giả sử nước bay hơi không đáng kể):
A. Ca(HCO3)2 B. NH4HCO3 C. NaHCO3 D. Ba(HCO3)2
Cho 6,616 gam hỗn hợp X gồm Mg(OH)2, FeO, Fe2O3, Fe3O4, Fe, FeCO3 tác dụng vừa đủ với 210ml dung dịch HCl 1M thu được 0,016 mol hỗn hợp khí và dung dịch Y. Cho Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 33,699 gam kết tủa. Mặt khác củng cho 6,616 gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch HNO3 dư thu được 0,021 mol hỗn hợp khí NO và CO2 và dung dịch Z (NO là sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch Z thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 10,73 B. 11,25 C. 12,96 D. 10,84
Hỗn hợp X gồm ba este mạch hở đều tạo bởi axit cacboxylic với ancol, trong đó hai este có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử. Xà phòng hóa hoàn toàn 7,76 gam X bằng dung dịch NaOH vừa đủ thu được hỗn hợp Y gồm hai ancol đơn chức, kế tiếp trong dãy đồng đẳng và hỗn hợp Z gồm hai muối. Cho toàn bộ Y vào bình đựng kim loại Na dư, sau phản ứng có khí thoát ra và khối lượng bình tăng 4 gam. Đốt cháy hoàn toàn Z cần vừa đủ 0,09 mol O2, thu được Na2CO3 và 4,96 gam hỗn hợp CO2 và H2O. Phần trăm khối lượng của este có phân tử khối nhỏ nhất trong X là
A. 19,07%. B. 77.32%. C. 15,46% D. 61,86%.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến