Tôi nhớ chiếc áo tơi lá ngày xưa của mẹ tôi. Đó là chiếc áo được làm bằng lá cọ. Lá cọ non khâu chồng chồng lớp lớp lên nhau dày hàng đốt tay, đuôi lá tua tủa như bộ lông chim khổng lồ. Khoác áo lên người, giống hệt một con chim lớn. Chiều mưa sa trắng đồng, trên bờ cỏ, một con cò lửa lông nâu vàng đứng rụt cổ tránh mưa. Và mẹ tôi cũng đứng đó, áo tơi lá trên ngưòi. Ngày mưa khoác áo tơi lá ra đồng đã đành. Nhưng ngày gió Lào nắng gắt, cũng khoác áo tơi lá. Áo như tấm lá chắn ngọn gió Lào bỏng rẫy luồn vào da thịt, che cái nắng gắt gao trên tấm lưng mẹ tôi cúi lom khom cấy hái. Chiếc áo tơi lá treo đầu hiên nhà nông, thân thiết bao đời. Nắng mưa dầu dãi, lá mòn trơ, rạn rách, trông thương lắm, như biểu tượng đời nhà nông. Nếu tôi biết vẽ, tôi sẽ vẽ hình ảnh mẹ tôi mặc áo tơi lá mòn cũ đứng bên con cò lửa giữa chiều mưa sa. Cho đến nay, chiếc áo tơi lá đã đi vào dĩ vãng. Nhưng với tôi, dù bây giờ có bao nhiêu chiếc áo đẹp, thỉ mãi mãi hình ảnh chiếc áo tơi lá, cứ nhìn thấy là lòng xao động. Áo tơi lá như có tâm hồn vậy. (Theo Nguyễn Phan Hách) d) Chỉ rõ những biện pháp nghệ thuật và nêu rõ tác dụng trong những câu văn sau: “Áo như tấm lá chắn ngọn gió Lào bỏng rẫy luồn vào da thịt, che cái nắng gắt gao trên tấm lưng mẹ tôi cúi lom khom cấy hái. Chiếc áo tơi lá treo đầu hiên nhà nông, thân thiết bao đời.” (1 điểm) e) Chỉ ra chất liệu dân gian tác giả đã sử dụng trong văn bản, tác dụng. (0,25 điểm) h) Tìm một bài ca dao có hình ảnh con cò là biểu tượng của người phụ nữ (0,25 điểm)

Các câu hỏi liên quan

II. Đọc- hiểu văn bản "2/10/1971 Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá...Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ich. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình... Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khi trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần minh đã nghe, đã củi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực cảm một điều giản dị: Bài quốc ca của ta, của ta...! Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được... Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy. (Trích Mãi mãi tuổi hai mươi, Nhật kí của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn (0,25 điểm) Câu 2: Nội dung của đoạn trích trên là gì? ( 0,25 điểm) Câu 3 :Vì sao anh lính trẻ lại khóc trong buổi chia tay? Tim những chi tiết thể hiện điều đó? (0,5 điểm) Câu 4:Trong một tác phẩm ở chương trình Ngữ văn lớp 9, có nhân vật trong lúc chia tay cũng khóc.Hãy nêu tên tác phẩm, tác giả và cảm xúc của nhân vật ấy? (1,0 điểm)