Tổng số hạt proton trong phân tử hợp chất A là 100. Phân tử A gồm 6 nguyên tử của 2 nguyên tố phi kim ở chu kì nhỏ và thuộc 2 nhóm khác nhau.
a) Xác định CTPT của A
b) Viết PTPU của A với dung dịch NaOH
Các phi kim ở chu kỳ nhỏ có Z ≤ 17
Z trung bình của 2 phi kim = 100/6 = 16,7
—> Một phi kim là Cl (Z = 17)
—> Phi kim còn lại là P (Z = 15)
A là PCl5.
PCl5 + 8NaOH —> Na3PO4 + 5NaCl + 4H2O
Cho 32 gam dung dịch Br2 a% vào 200 ml dung dịch SO2 b mol/lít được dung dịch X. Chia làm 2 phần bằng nhau
– Cho dung dịch BaCl2 dư vào phần 1 thu được 4,66 gam kết tủa.
– Cho dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần 2 thu được 11,17 gam kết tủa.
a. Viết các phương trình phản ứng b. Tính a,b ( coi các phản ứng xảy ra hoàn toàn)
Hoà tan 8,48 gam hỗn hợp gồm Na2CO3 và MgO (thành phần mỗi chất trong hỗn hợp có thể thay đổi từ 0 đến 100%) vào một lượng dung dịch H2SO4 loãng và dư 25% (so với lượng axít cần để hoà tan) ta thu được một lượng khí B và một dung dịch C. 1/ Nếu cho toàn bộ khí B hấp thụ hết vào 225 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, ta thu được 3,94 gam kết tủa. Hãy tính thành phần, phần trăm về khối lượng các chất trong hỗn hợp A. 2/ Cho dung dịch C phản ứng với 390 ml dung dịch Ba(OH)2 0,2M, ta thu được kết tủa D. a/ Tính giá trị khối lượng nhỏ nhất của kết tủa D và thành phần % về khối lượng của hỗn hợp A. b/ Tính giá trị khối lượng lớn nhất của kết tủa D và thành phần % về khối lượng của hỗn hợp A.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X gồm một ankan (A) và một ankin (B) hơn kém nhau một nguyên tử cacbon (MA > MB ) thu được 17,472 lít CO2 (đktc) và 14,04 gam H2O. Mặt khác dẫn toàn bộ hỗn hợp X trên đi chậm qua bình đựng dung dịch brom dư thấy khối lượng brom phản ứng là 19,2 gam. Biết rằng B tác dụng AgNO3 / NH3 tạo kết tủa vàng nhạt. Số đồng phân cấu tạo của B là:
A. 3 B. 5 C. 4 D. 6
NaCl + H2SO4 ——> A + B
Hòa tan hoàn toàn 1,94 gam hỗn hợp X chứa Na, K, Ca và Al trong nước dư thu được 1,12 lít H2 (đktc) và dung dịch Y chứa 2,92 gam chất tan. Phần trăm khối lượng Al có trong X là
A. 13,92%. B. 27,84%. C. 34,79%. D. 20,88%.
Cho từ từ dung dịch Ba(OH)2 đến dư vào dung dịch chứa AlCl3 (x mol) và Al2(SO4)3 (y mol). Phản ứng được biểu diễn theo đồ thị sau:
Giá trị của x + y là
A. 0,08. B. 0,07. C. 0,06. D. 0,09.
Tiến hành các thí nghiệm sau đây: (1) Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO3. (2) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch HCl loãng. (3) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch HCl loãng. (4) Để một vật bằng thép ngoài không khí ẩm. (5) Ngâm một miếng đồng vào dung dịch Fe2(SO4)3. Trong các thí nghiệm trên có bao nhiêu trường hợp xảy ra ăn mòn điện hóa?
A. 2. B. 4. C. 3. D. 1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến