*Hoàn cảnh:
- Giữa thế kỉ XIX chế độ phong kiến ở Nhật Bản lâm vào tình trạng khủng khoảng nghiêm trọng.
- Trong khi đó các nước tư bản phương Tây đi dầu là Mĩ ra sức tìm cách xâm nhập vào nước này "đòi mở cửa".
- Đầu năm 1868: Thiên hoàng Minh Trị đã tiến hành một loạt cải cách chính trị.
*Nội dung:
- Kinh tế:
+ Thống nhất tiền tệ.
+ Xóa bỏ độc quyền ruộng đất của giai cấp phong kiến.
+ Phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa nông thôn.
+ Xây dựng cơ sở hạ tầng.
- Chính trị, xã hội: Xóa bỏ chế độ nông nô, đưa tư sản quý tộc lên nắm quyền
- Giáo dục:
+ Thi hành chính sách giáo dục bắt buộc.
+ Chú trọng giảng dạy khoa học - kĩ thuật.
+ Cử học sinh ưu tú đi du học ở phương Tây.
- Quân sự:
+ Tổ chức huấn luyện theo kiểu phương Tây.
+ Chế độ nghĩa vụ thay thế chế độ trưng binh.
+ Chú trọng sản xuất vũ khí và đóng tàu.
*Kết quả: Cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX, Nhật Bản thoát khỏi nguy cơ xâm lược, phát triển thành nước tư bản công nghiệp.
*Tính chất: Cải cách Minh Trị là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để.