- Hoạt động của giai cấp tư sản Việt Nam :
Tư sản Việt Nam tổ chức phong trào tẩy chay tư sản Hoa kiều (1919), vận động người Việt Nam mua hàng của người Việt Nam.
Năm 1923, địa chủ và tư sản Việt Nam chống độc quyền cảng Sài Gòn, độc quyền xuất cảng lúa gạo tại Nam Kỳ của tư bản Pháp.
Năm 1923, địa chủ và tư sản ở Nam Kì lập Đảng Lập hiến, đòi tự do, dân chủ.
- Phong trào đấu tranh của các tầng lớp tiểu tư sản trí thức trong nước :
Diễn ra sôi nổi :
Thành lập tổ chức chính trị như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên ...
Ra những tờ báo tiến bộ như: Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê, Tiếng Dân. lập nhà xuất bản tiến bộ như Nam đồng thư xã (Hà Nội), Cường học thư xã (Sài Gòn), Quan hải tùng thư (Huế).
Sự kiện nổi bật : đấu tranh đòi trả tự do cho Phan Bội Châu (1925), cuộc truy điệu và để tang Phan Châu Trinh (1926).
- Nhận xét về phong trào :
Tác động của hoàn cảnh quốc tế và những chuyển biến về kinh tế, giai cấp, xã hội ở Việt Nam đã thúc đẩy phong trào dân tộc có những điểm mới.
Lực lượng tham gia gồm có tư sản dân tộc (một số rất ít), tiểu tư sản trí thức, học sinh, sinh viên, nhà văn, nhà báo, công nhân v.v...
Mục tiêu đấu tranh đòi quyền lợi về kinh tế, văn hoá và quyền chính trị.
Hình thức đấu tranh bằng báo chí, yêu sách chính trị, mít tinh, biểu tình, bãi công và đặc biệt về tổ chức đã xuất hiện các tổ chức hoạt động văn hoá yêu nước và dân chủ, hội, đảng chính trị.