Từ noãn nguyên bào sau khi qua quá trình phân bào nguyên nhiễm cho ra các noãn bào cấp I. Qua lần phân bào giảm nhiễm lần thứ nhất, từ 1 noãn bào cấp I cho 1 noãn bào cấp II và thể cực cầu thứ nhất. Ở lần phân chia thứ hai, noãn bào cấp II cho ra 1 trứng và 1 thể cực cầu thứ 2; thể cực thứ nhất cho ra 2 thể cực cầu 2. Như vậy, qua 2 lần phân chia, chất dinh dưỡng đều dồn cho 1 tế bào trứng phát triển, còn 3 tế bào thể cực thì nhỏ và bị thui chột dần.
Với quá trình phân bào nguyên nhiễm và giảm phân, noãn nguyên bào tạo thành trứng, bên cạnh đó số tế bào quanh trứng cũng phân chia tích cực tạo thành bọc chứa nhiều chất dịch, có chức năng bảo vệ và nuôi dưỡng tế bào trứng. Trứng từ khi mới hình thành có kích thước rất nhỏ sau đó phát triển lớn dần, chín và rụng. Trứng chín có hình cầu, chứa nhân và bao quanh nó là những tế bào hạt. Sau khi trứng rụng, một số tế bào của nang trứng phát triển thành thể vàng có khả năng sản xuất hoocmon.
Trứng chín chứa bộ đơn bội nhiễm sắc thể của mẹ, là một tế bào bào sinh dục cái, chứa nhiều tế bào chất, tạo điều kiện cho hợp tử phát triển. Khi rụng khỏi buồng trứng. Xung quanh trứng còn bám theo một lớp tế bào hạt do bao Grap sản xuất ra, gọi là màng lông. Khi trứng chín rụng và lọt vào phần phễu của ống dẫn trứng rồi di chuyển xuống tử cung.
Một bé gái ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ đã có khoảng 700 triệu trứng. Mỗi trứng này nằm trong một cái bọc nhỏ (gọi là follicle) và có một số bị tiêu đi mất, đến khi bé lọt lòng mẹ sinh ra thì có khoảng 2 triệu trứng trong người. 2 triệu trứng này tiếp tực phát triển và đến khi ở độ tuổi dậy thì buồng trứng ở nữ giới chứa khoảng 500.000. Trong suốt độ tuổi sinh sản của người phụ nữ thì chỉ có khoảng 400 – 500 trứng có khả năng chín, rụng và có thể thụ tinh với tinh trùng để tạo thành thai nhi.
Tế bào trứng gồm có nhân, tương bào (cytoplasme) và một màng mỏng. Nhân của trứng sẽ nằm im lìm sẽ chờ được kích thích và chuẩn bị các nhiễm sắc thể sẵn sàng thụ thai. Khi người phụ nữ mãn kinh, các tế bào noãn trong buồng trứng về cơ bản đã kiệt quệ. Một số phụ nữ do số lượng tế bào trứng trong thời kỳ phôi thai quá ít hoặc do tế bào trứng thoại hóa quá nhanh nên bị mãn kinh sớm.