Trộn 11,7 gam Kali với một lượng dư phi kim ở nhóm VIA. Đun nóng hỗn hợp trong bình kín không có oxi thu được 16,5 g muối. Tên phi kim đó là?
Gọi phi kim là X.
nK = 0,3
2K + X —> K2X
0,3…………….0,15
—> M muối = X + 39.2 = 16,5/0,15
—> X = 32: X là S (Lưu huỳnh).
Chia m(g) hỗn hợp X gồm CH4, C2H4, C3H6 thành 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho X tác dụng với dung dịch Br2 dư thấy bình tăng 11,2 gam và thoát ra 5,6 lít khí (đktc).
Phần 2: Đốt cháy X thu được 23,52 lít khí CO2 (đktc).
Tìm m.
Cho hỗn hợp gồm 5,6 gam Fe và 6,5 gam Cu vào dung dịch H2SO4 loãng, dư. Phản ứng xong, thu được V lít (đktc) khí H2. Giá trị của V là?
A. 1,12. B. 2,24. C. 3,36. D. 4,48.
Dùng Al dư khử hoàn toàn 8,4 gam Fe2O3 thành Fe bằng phản ứng nhiệt nhôm. Khối lượng Fe thu được là?
A. 5,88 gam. B. 4,80 gam.
C. 2,80 gam. D. 5,60 gam.
Cho 4,0 gam hỗn hợp X gồm metylamin, đimetylamin phản ứng vừa đủ với 0,1 mol HCl, thu được m gam muối. Giá trị của m là?
A. 6,85. B. 9,45. C. 5,10. D. 7,65.
Nước cứng là nước có chứa nhiều cation Ca2+, Mg2+. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ các ion Ca2+, Mg2+ trong nước. Hóa chất nào sau đây có thể dùng làm mềm nước có tính cứng vĩnh cửu bằng phương pháp kết tủa?
A. NaCl B. NaOH C. Na3PO4 D. Na2SO4.
Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp gồm các kim loại Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Cu, Ag vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch X. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư, thu được kết tủa Y. Đem Y tác dụng với dung dịch NH3 dư, đến phản ứng hoàn toàn thu được kết tủa Z. Số hiđroxit có trong Y và Z lần lượt là:
A. 4; 2. B. 5; 3. C. 5; 2. D. 7; 4.
Nhỏ từ từ 250 ml dung dịch hỗn hợp Na2CO3 0,04M và NaHCO3 0,06M vào 500 ml dung dịch HCl 0,05M và khuấy đều. Sau các phản ứng, thu được V ml khí CO2 (đktc). Giá trị của V là?
A. 448. B. 336. C. 560. D. 400.
Thủy phân một triglixerit X bằng dung dịch NaOH, thu được hỗn hợp muối gồm natri oleat, natri stearat và glixerol. Có bao nhiêu triglixerit X thỏa mãn tính chất trên?
A. 3. B. 4. C. 2. D. 1.
Cho lá Al vào dung dịch HCl, có khí thoát ra. Thêm vài giọt dung dịch CuSO4 vào thì
A. tốc độ thoát khí tăng.
B. tốc độ thoát khí không đổi.
C. phản ứng ngừng lại.
D. tốc độ thoát khí giảm.
Cho m gam Mg vào 200ml dung dịch chứa AgNO3 2,5M và Cu(NO3)2 3M, sau một thời gian thu được 80,8 gam hỗn hợp rắn X và dung dịch Y chỉ gồm 2 muối. Nhúng thanh sắt nặng 8,4 gam vào dung dịch Y, sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, lấy thanh sắt, rửa sạch cân nặng 10 gam. Cho m gam Mg trên vào dung dịch HNO3đặc, nóng, dư không thấy khí thoát ra và thu được dung dịch Z. Khối lượng muối khan trong Z là
A. 103,6. B. 106,3. C. 117,6. D. 116,7.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến