Trộn 2,24 lít khí H2 và 2,24 lít C2H4 thu được hỗn hợp Y. Cho Y qua bột niken nung nóng thu được hỗn hợp khí X có Dx/y = 0,6. Tính hiệu suất của phản ứng cộng H2
Ban đầu: nC2H4 = nH2 = 0,1
DX/Y = MX/MY = 0,6
Thay MX = mX/nX và MY = mY/nY, trong đó mX = mY
—> nY/nX = 0,6
nX = 0,2 —> nY = 0,12
—> nH2 phản ứng = nX – nY = 0,08
—> Hiệu suất = 0,08/0,1 = 80%
Ở trạng thái cơ bản: – Phân lớp electron ngoài cùng của nguyên tử nguyên tố X là np2n+1. – Tổng số electron trên các phân lớp p của nguyên tử nguyên tố Y là 7. – Số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố Z nhiều hơn số hạt mang điện trong nguyên tử nguyên tố X là 20 hạt. Nhận xét nào sau đây là sai?
A. Số oxi hóa cao nhất của X trong hợp chất là +7.
B. Oxit và hiđroxit của Y có tính lưỡng tính.
C. Nguyên tố X và Y thuộc 2 chu kì kế tiếp.
D. Độ âm điện giảm dần theo thứ tự X, Y, Z.
Hỗn hợp X gồm các kim loại Mg, Al, Zn. Lấy m gam hỗn hợp X tác dụng hết với dung dịch HCl (dư), thu được 6,72 lít khí (ở đktc). Cũng lấy m gam X tác dụng hết với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư), thu được V lít khí SO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc) và (m + a) gam muối. Giá trị của V và a lần lượt là
A. 6,72 và 28,8. B. 6,72 và 57,6.
C. 3,36 và 14,4. D. 3,36 và 28,8.
Nung m gam hỗn hợp X gồm FeS và FeS2 trong một bình kín chứa không khí (gồm 20% thể tích O2 và 80% thể tích N2) đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được chất rắn và hỗn hợp khí Y có thành phần thể tích: N2 = 83,33%; SO2 = 10,42% còn lại là O2. Thành phần % theo khối lượng của FeS trong X là
A. 12,67%. B. 26,83%. C. 66,52%. D. 9,29%.
Cho 200 ml gồm MgCl2 0,30M; AlCl3 0,45M; HCl 0,55M tác dụng hoàn toàn với V (lít) dung dịch gồm NaOH 0,02M và Ba(OH)2 0,01M. Tính giá trị của V ứng với lượng kết tủa thu được lớn nhất là
A. 1,250 lít. B. 14,750 lít. C. 12,500 lít. D. 12,500 lít.
Cho kim loại Na dư vào dung dịch ZnCl2. Hiện tượng xảy ra là
A. có khí bay lên.
B. có khí bay lên và có kết tủa keo trắng xuất hiện sau đó tan hoàn toàn.
C. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện sau đó tan một phần.
D. có khí bay lên và có kết tủa trắng xuất hiện.
Cho a mol NaAlO2 tác dụng với dung dịch chứa b mol HCl, để sau phản ứng thu được kết tủa thì
A. b < 4a. B. b = 4a. C. b > 4a. D. b ≤ 4a.
Trộn hai dung dịch: Ba(HCO3)2 và NaHSO4 có cùng nồng độ mol/l với nhau theo tỉ lệ thể tích 1 : 1 thu được kết tủa X và dung dịch Y. Bỏ qua sự thủy phân của các ion và sự điện ly của nước. Các ion có mặt trong dung dịch Y là
A. Na+ và SO42–. B. Ba2+, HCO3– và Na+.
C. Na+ và HCO3–. D. Na+, HCO3– và SO42–.
Ba dung dịch X, Y, Z thoả mãn: – X tác dụng với Y thì có kết tủa xuất hiện; – Y tác dụng với Z thì có kết tủa xuất hiện; – X tác dụng với Z thì có khí thoát ra. X, Y, Z lần lượt là
A. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2SO4.
B. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3.
C. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3.
D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2.
Cho chất (A) có chứa vòng benzen thoả mãn sơ đồ:
(A) C9H12O —H2SO4 đặc–> C9H10 (2 chất)
Có bao nhiêu cấu tạo chất (A) thoả mãn sơ đồ trên?
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4
Có 500 ml dung dịch X chứa các ion: K+, HCO3-, Cl- và Ba2+. Lấy 100 ml dung dịch X phản ứng với dung dịch NaOH dư, kết thúc các phản ứng thu được 19,7 gam kết tủa. Lấy 100 ml dung dịch X tác dụng với dung dịch Ba(OH)2 dư, sau khi các phản ứng kết thúc thu được 29,55 gam kết tủa. Cho 200 ml dung dịch X phản ứng với lượng dư dung dịch AgNO3; kết thúc phản ứng thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác, nếu đun sôi đến cạn 50 ml dung dịch X thì khối lượng chất rắn khan thu được là m gam. Giá trị của m gần nhất với
A. 23,8. B. 14,2. C. 11,9. D. 10,1.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến