Trộn 6,48 gam Al và 16 gam Fe2O3. Thực hiện phản ứng nhiệt nhôm thu được chất rắn A. Khi cho A tác dụng với dung dịch NaOH dư có 1,344 lít H2 ở đktc thoát ra. Hiệu suất phản ứng nhiệt nhôm là:
A. 100% B. 85%
C. 80% D. 75%
nAl ban đầu = 0,24 và nFe2O3 = 0,1 —> Hiệu suất tính theo Fe2O3.
nH2 = 0,06 —> nAl dư = 0,04 —> nAl phản ứng = 0,2
2Al + Fe2O3 —> 2Fe + Al2O3
0,3…….0,1
—> H = 0,1/0,1 = 100%
Hoà tan 0,54 gam Al trong 0,5 lít dung dịch H2SO4 0,1M được dung dịch A. Thêm V lít dung dịch NaOH 0,1M cho đến khi kết tủa tan trở lại một phần. Nung kết tủa thu được đến khối lượng không đổi ta được chất rắn nặng 0,51 gam. Tính V?
A. 0,8lít B. 1,1 lít
C. 1,2 lít D. 1,5 lit
Cho m gam hỗn hợp Al và 3 oxit của sắt trong đó Al chiếm 13,43% về khối lượng tác dụng với dung dịch HNO3 loãng dư thu được dung dịch X (không chứa NH4NO3) và 5,6 lít NO ở đktc. Cô cạn dung dịch X thu được 151,5 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 35,786 B. 40,200
C. 42,460 D. 45,680
Cho 22,4 gam Fe vào 1 lít dung dịch AgNO3 0,5M và Cu(NO3)2 0,2M thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A và nồng độ mol/l của dung dịch B.
Hỗn hợp A gồm hidro và một anken có tỉ khối hơi so với hidro bằng 6. Nung nóng hỗn hợp A với Ni thu được hỗn hợp B không làm mất màu dung dịch brom và có tỉ khối so với hidro là 8. Công thức của anken ban đầu là:
A. C2H4 B. C4H8 C. C5H10 D. C3H6
Một bình kín chứa 0,04 mol C2H2, và 0,06 mol H2, ít bột Ni. Nung nóng bình sau một thời gian thu được hỗn hợp khí Y. Dẫn tòan bộ khí Y vào dung dịch brom dư thì có 0,896 lít hỗn hợp khí C bay ra. Tỉ khối của C so với H2 bằng 4,5. Vậy khối lượng bình đựng dung dịch brom tăng lên là
A. 0,6 gam B. 1,2 gam C. 0,8 gam D. 0,84 gam
Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni), thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280 ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Tính giá trị của m và thành phần thể tích hỗn hợp khí Z.
A. m = 0,328 gam và Z chứa 35,14% thể tích H2
B. m = 0,268 gam và Z chứa 64,86% thể tích H2
C. m = 0,58 gam và Z chứa 35,14% thể tích H2
D. m = 0,252 gam và Z chứa 64,86% thể tích H2
Hỗn hợp X gồm H2, propan và propin (propan và propin có cùng số mol). Cho từ từ hỗn hợp X đi qua bột Ni nung nóng đến phản ứng hoàn toàn thu được một chất khí duy nhất. Tỉ khối hơi của X so với H2 là:
A. 11 B. 12 C. 14 D. 22
Đun nóng 0,4 mol hỗn hợp X chứa C2H2 và H2 (xúc tác Niken) thu được hỗn hợp Y, tỉ khối của X so với Y bằng 0,75. Thể tích Hidro đã phản ứng (đo ở đktc) là:
A. 1,12 lít B. 2,24 lít C. 3,36 lít D. 4,48 lít
Cho hỗn hợp X gồm 0,1 mol C2H4, 0,2 mol C2H2 và 0,7 mol H2. X được nung trong bình kín có xúc tác là Ni. Sau một thời gian thu được 0,8 mol hỗn hợp Y, Y phản ứng vừa đủ với 100ml dung dịch Br2 aM. Giá trị của a là:
A. 3 B. 2,5 C. 2 D. 5
Cho 8,3 gam hỗn hợp Al, Fe có số mol bằng nhau vào 100 ml dung dịch AgNO3 2M và Cu(NO3)2 1,5M thu được chất rắn A và dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A và CM của dung dịch B.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến