(3,0 điểm)

Trong bài hát Đôi bàn tay, cố nhạc sĩ Trần Lập viết: “Biết đâu một ngày, phận người que diêm trước gió, lụi tàn trong một sớm, không ngoài ai. Nhưng với muôn triệu người, hơi ấm sẻ chia từng người, nắm đôi tay trần, dìu nhau qua cơn sóng gió.

Lời hát trên gợi cho anh, chị những suy nghĩ gì?
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan


(4,0 điểm)

…Sóng thác đã đánh đến miếng đòn hiểm độc nhất, cả cái luồng nước vô sở bất chi ấy bóp chặt lấy hạ bộ người lái đò […]. Mặt sông trong tích tắc lòa sáng lên như một cửa bể đom đóm rừng ùa xuống mà châm lửa vào đầu sóng. Nhưng ông đò vẫn cố nén vết thương, hai chân vẫn kẹp lấy cuống lái, mặt méo bệch đi như cái luồng sóng đánh hồi lùng, đánh đòn tia, đánh đòn âm vào chỗ hiểm. Tăng thêm mãi lên tiếng hỗn chiến của nước của đá thác. Nhưng trên cái thuyền sáu bơi chèo vẫn nghe rõ tiếng chỉ huy ngắn gọn tỉnh táo của người cầm lái. Vậy là phá xong cái trùng vi thạch trận vòng thứ nhất. Không một phút nghỉ tay nghỉ mắt, phải phá luôn vòng vây thứ hai và đổi luôn chiến thuật. Ông lái đã cầm chắc binh pháp của thần sông thần đá. Ông đã thuộc quy luật phục kích của lũ đá nơi ải nước hiểm trở này. Vòng đầu vừa rồi, nó mở ra năm cửa trận, có bốn cửa tử một cửa sinh, cửa sinh nằm lập lờ phía tả ngạn sông. Vòng thứ hai này tăng thêm nhiều cửa tử để đánh lừa con thuyền vào, và cửa sinh lại bố trí lệch qua phía bờ hữu ngạn. Cưỡi lên thác sông Đà, phải cưỡi đến cùng như là cưỡi hổ. Dòng thác hùm beo đang hồng hộc tế mạnh trên sông đá. Nắm chặt lấy được cái bờm sóng đúng luồng rồi, ông đò ghì cương lái, bám chắc lấy cái luồng nước đúng mà phóng nhanh vào cửa sinh, mà lái miết một đường chéo về phía cửa đá ấy. Bốn năm bọn thủy quân cửa ải nước bên bờ trái liền xô ra định níu thuyền lôi vào tập đoàn cửa tử. Ông đò vẫn nhớ mặt bọn này đứa thì ông tránh mà rảo bơi chèo lên, đứa thì ông đè sấn lên mà chặt đôi ra để mở đường tiến. Những luồng tử đã bỏ hết lại sau thuyền. Chỉ còn vẳng reo tiếng hò của sống thác luồng sinh. Chúng vẫn không ngớt khiêu khích, mặc dầu cái thằng đá tướng đứng chiến ở cửa vào đã tỉu nghỉu cái mặt xanh lè thất vọng thua cái thuyền đã đánh trúng vào cửa sinh nó trấn lấy. Còn một trùng vây thứ ba nữa. Ít cửa hơn, bên phải bên trái đều là luồng chết cả. Cái luồng sống ở chặng ba này lại ở ngay giữa bọn đá hậu vệ của con thác. Cứ phóng thẳng thuyền, chọc thủng cửa giữa đó. Thuyền vút qua cổng đá cánh mở cánh khép. Vút, vút, cửa ngoài, cửa trong, lại cửa trong cùng, thuyền như một mũi tên tre xuyên nhanh qua hơi nước, vừa xuyên vừa tự động lái được lượn được. Thế là hết thác…

(Trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr 189 – 190)

Cảm nhận của anh/chị về nhân vật ông lái đò trong đoạn trích trên. Từ đó bình luận ngắn gọn về suy nghĩ, tình cảm của nhà văn Nguyễn Tuân đối với con người lao động Việt Nam trong tùy bút Người lái đò sông Đà.
A.
B.
C.
D.


(3.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 1 đến câu 4:

Ta lớn lên bằng niềm tin rất thật

Biết bao nhiêu hạnh phúc có trên đời

Dẫu phải cay đắng dập vùi

Rằng cô Tấm cũng về làm hoàng hậu

Cây khế chua có đại bàng đến đậu.

Chim ăn rồi trả ngon ngọt cho ta

Đất đai cỗi cằn thì người sẽ nở hoa

Hoa của đất, người trồng cây dựng cửa

Khi ta đến gõ lên từng cạnh cửa

Thì tin yêu ngay thảng đón ta vào

Ta nghẹn ngào, Đất nước Việt Nam ơi!

(Trích trường ca “Mặt đường khát vọng” - Nguyễn Khoa Điềm)

Câu 1: Đoạn thơ trên được viết theo thể thơ nào ? (0,25 điểm)

Câu 2: Chỉ ra hai yếu tố là chất liệu văn hóa dân gian có trong đoạn thơ. (0,25 điểm)

Câu 3: Đoạn thơ thể hiện tình cảm gì của tác giả? (0,5 điểm)

Câu 4: Anh/ chị thích nhất hình ảnh nào trong đoạn thơ trên? Vì sao? Trả lời trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm).

Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi từ câu 5 đến câu câu 8:

Ngã ba Đồng Lộc trong suốt hơn bốn mươi năm qua đã ghi dấu ấn khốc liệt về sự hủy diệt của kẻ xâm lược đối với một con đường chiến lược mang tên Trường Sơn, một trong những yết hầu quang trọng của con đường ấy. Nó càng được mọi người biết đến bởi ở đó, có mười nữ thanh niên xung phong thuộc Tiểu đội 4 cắm chốt nơi đây đã anh dũng hi sinh khi tuổi đời vừa mới đôi mươi.

Được biết ở cái ngã ba nhỏ bé này bốn mươi năm trước, hằng ngày có biết bao cán bộ, chiến sĩ vượt Trường Sơn vào Nam chiến đấu cùng với lực lượng hậu cần chi viện cho tiền tuyến. Ngã ba Đồng Lộc là huyết mạch quan trọng cho một con đường quan trọng. Chính vì thế, đã có trên 1600 cán bộ, chiến sĩ trong lực lượng vũ trang, dân quân và thanh niên xung phong đã hi sinh ở mảnh đất đầy bom đạn này (họ là bộ đội pháo cao xạ bảo vệ con đường, là lực lượng vận tải , là bộ đội trên đường hành quân, là dân quân chiến đấu và thanh niên xung phong của địa phương luôn bám sát cung đường ngày cũng như đêm, đảm bảo cho giao thông thông suốt trong mọi tình huống). Ít ai trong chúng ta có thể hình dung nổi chỉ 1m2 nơi này đã phải hứng chịu những ba trái bom và cũng chỉ trong 7 tháng ác liệt của năm 1968, thời điểm mà mười chị hi sinh đã có gần 50 ngàn trái bom trút xuống Ngã ba Đồng Lộc. Chỉ trong cái ngày các chị ra đi mãi mãi ấy đã có 60 quả bom tấn trút xuống nơi đây đủ thấy sự tàn khốc của chiến tranh ở mức nào. (…)

(“Chuyện ở Ngã ba Đồng Lộc” – Quốc Phong, theo báo Thanh niên, lichsuvietnam.vn).

Câu 5: Trong văn bản trên, tác giả sử dụng các thao tác lập luận nào? (0,25 điểm)

Câu 6: Tác giả đã sử dụng những dẫn chứng cụ thể để chứng minh sự tàn khốc của chiến tranh nơi Ngã ba Đồng Lộc. Anh/chị hãy chỉ ra những dẫn chứng đó. (0,25 điểm)

Câu 7: Phân tích thái độ của tác giả đối với các nhân vật được nhắc đến trong đoạn trích trên. (0,5 điểm).

Câu 8: Trước sự hi sinh của cán bộ, chiến sĩ, dân quân, thanh niên xung phong cho dân tộc trong văn bản trên, anh/chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với đất nước trong thời điểm hiện tại. Trình bày trong khoảng 5 – 7 dòng. (0,5 điểm).
A.
B.
C.
D.


(4,0 điểm)

Tràng nhắc mẹ:

- Kìa nhà tôi nó chào u.

Thấy mẹ vẫn chưa hiểu, hắn lại gần nói tiếp:

- Nhà tôi nó mới về làm bạn với tôi đấy u ạ! Chúng tôi phải duyên phải kiếp với nhau…

Chẳng qua nó cũng là cái số cả…

Bà lão cúi đầu nín lặng. Bà lão hiểu rồi. Lòng người mẹ nghèo khổ ấy còn hiểu ra bao nhiêu cơ sự, vừa ai oán vừa xót thương cho số kiếp đứa con mình. Chao ôi, người ta dựng vợ gả chồng cho con là lúc trong nhà ăn nên làm nổi, những mong sinh đẻ cái mở mặt sau này. Còn minh thì… Trong kẽ mắt kèm nhèm của bà rỉ xuống hai dòng nước mắt… Biết rằng chúng nó có nuôi nổi nhau sống qua được cơn đói khát này không.

Bà lão khẽ thở dài ngửng lên, đăm đăm nhìn người đàn bà. Thị cúi mặt xuống, tay vân vê tà áo đã rách bợt. Bà lão nhìn thì và bà nghĩ: Người ta có gặp bước khó khăn, đói khổ này, người ta mới lấy đến con mình. Mà con mình mới có vợ được… Thôi thì bổn phận bà là mẹ, bà đã chẳng lo lắng được cho con… May ra mà qua khỏi được cái tao đoạn này thì thằng con bà cũng có vợ, nó yên bề nó, chẳng may ra ông giời bắt chết cũng phải chịu chứ biết thế nào mà lo cho hết được?

Bà lão khẽ dặng hắng một tiếng nhẹ nhàng nói với “nàng dâu mới”:

-Ừ, thôi thì các con đã phải duyên phải kiếp với nhau, u cũng mừng lòng…

Tràng thở đánh phào một cái, ngực nhẹ hẳn đi. Hắn ho khẽ một tiếng, bước từng bước dài ra sân. Bà cụ Tứ vẫn từ tốn tiếp lời:

-Nhà ta thì nghèo con ạ. Vợ chồng chúng mày liệu mà báo nhau làm ăn. Rồi ra may mà ông giời cho khá… Biết thế nào hở con, ai giàu ba họ, ai khó ba đời? Có ra thì rồi con cái chúng mày về sau.

Bà lão đăm đăm nhìn ra ngoài. Bóng tối chùm lấy hai con mắt. Ngoài xa dòng sông sáng trắng uốn khúc trong cánh đồng tối. Mùi đốt đống rấm ở những nhà có người chết theo gió thoảng vào khét lẹt. Bà lão thở nhẹ ra một hơi dài. Bà lão nghĩ đến ông lão, nghĩ đến đứa con gái út. Bà lão nghĩ đến cuộc đời cực khổ dài dằng dặc của mình. Vợ chồng chúng nó lấy nhau, cuộc đời chúng nó liệu có hơn bố mẹ trước kia không?...

-Con ngồi xuống đây. Ngồi xuống đây cho đỡ mỏi chân.

Bà lão nhìn người đàn bà, lòng đầy thương xót. Nó bây giờ là dâu là con trong nhà rồi. Người đàn bà khẽ nhúc nhích, thị vẫn khép nép đứng nguyên chỗ cũ. Bà lão hạ thấp giọng xuống thân mật :

-Kể ra làm được dăm bà mâm thì phải đấy, nhưng nhà mình nghèo, cũng chả ai người ta chấp nhặt chi cái lúc này. Cốt làm sao chúng mày hòa thuận là u mừng rồi. Năm nay thì đói to đấy. Chúng mày lấy nhau lúc này, u thương quá…

Bà cụ nghẹn lời không nói được nữa, nước mắt cứ chảy xuống ròng ròng.

(Trích Vợ nhặt - Kim Lân, Ngữ văn 12, Tập hai NXB Giáo dục 2008)

Phân tích tâm trạng bà cụ Tứ trong đoạn trích trên. Từ hiểu biết về truyện ngắn, anh/ chị hãy nêu giá trị nhân đạo của tác phẩm.
A.
B.
C.
D.

Đề thi thử THPT Lục Ngạn Bắc Giang tháng 3
PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3đ)
Câu 1: Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4
“ Sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có hạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn. Vì vậy đừng bao giờ đánh mất niềm tin vào năng lục thật sự của bản thân mình. Với người có ý chí kiên cường thì nghịch cảnh khiến cho họ thông minh hơn, mạnh mẽ hơn. Không có giới hạn nào ngăn được ý chí của con người. Những điều kì diệu xuất phát từ dám ước mơ táo bạo và kiên tâm biến ước mơ đó thành hiện thực. Ý chí và quyết tâm mạnh mẽ giúp con người vượt lên trên hoàn cảnh để đạt được thành công. Đối với người có ý chí mạnh mẽ, khi rơi vào nghịch cảnh ngăn bước tiến, họ sẽ tìm hướng đi mới.
Nếu cuộc sống bình dị làm cho người ta thấy tẻ nhạt, thì chie khi vượt qua được sóng gió mang lại niềm vui và ý nghĩa chân chính của cuộc đời. Khi đối diện với khó khăn thách thức, họ tì mọi cách để vượt qua chứ khong tìm đường thoái lui. Thành công luôn đón chờ những con người kiên trì và quyết tâm theo đuổi đến cùng mục tiêu đã chọn. Cựu thủ tướng Anh Benjamin Disraeli quan niệm “khi con người sống cùng mục tiêu của mình thì sớm muộn cũng sẽ đặt được mục tiêu đó, không có trở ngại nào có thể ngăn cản ý chí và lòng quyết tâm của con người”. Đằng sau sự thành công vượt trội là những bài học về sự bền gan vững chí trước những thử thách và cái giá có thể phải trả. Và rồi thành công không phụ lòng những người có ý chí kiên cường và không nản lòng trước những cái giá phải trả trên bước đường thưc hiện mục tiêu của mình.”
(Theo : tamsang.com)
Văn bản trên đề cập đến nội dung gì? Đặt tên cho văn bản. Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu của đoạn văn trên? Tại sao “sức mạnh cơ bắp của mỗi người là có bạn, nhưng ở người có ý chí sắt đá thì nghị lực là vô hạn”. Viết khoảng 5-7 dòng bàn về ý nghĩa của ý chí và nghị lực của con người trong cuộc sống.
Câu 2: Đọc đoạn văn bản sau và trả lời câu hỏi từ câu 5 đến 8:
À ơi giấc ngủ mùa thu
Vọng vào sâu thẳm lời ru mà về
Trên đồng dáng mẹ tái tê
Đôi vai đè nặng sườn đè bóng đêm
Lời ru chìm nổi cánh diều
Một mình mẹ gánh cả chiều mưa giông
Chắt chiu từng hạt chờ mong
Mẹ ru hi vọng trên đồng lúa non
À ơi! Câu hát chon von
Chập chờn dáng cố héo hon đường cày
Nắng mưa bẻ gập lưng gầy
Lời ru nâng bước tháng ngày con đi.
(Lời ru của mẹ, Trần Thị Danh GD & Thời đại số ra ngày 25/12/2015)
5. Hình ảnh người mẹ trong bài thơ trên được nói đến qua những chi tiết nào?
6. Nêu cảm xúc chủ đạo trong bài thơ?
7. Kể tên hai biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong đoạn thơ và chỉ ra tác dụng của các biện pháp đó.
8. Từ nội dung của bài thơ trên hãy bày tỏ cảm xúc của mình bằng một đoạn văn ngắn (từ 5 đến 7 dòng ).
A.
B.
C.
D.