Trong bài thơ "Phò giá về kinh": Hai câu đầu tác giả nhắc đến những chiến thắng ở 2 địa danh Chương Dương, Hàm tử. Em có nhận xét gì về trật tự của các địa danh ấy? =>Tác giả không liệt kê các chiến thắng theo trình tự thời gian mà ông đã nhắc tới chiến thắng Chương Dương trước Hàm Tử sau.Có lẽ,không chỉ bởi trận Chương Dương mang tính chất quyết định để giải phóng kinh đô mà còn chiến thắng ấy vừa mới diễn ra,mang tính thời sự nóng hổi. hỉ cần nhắc đến cái tên Chương Dương-Hàm Tử cũng đã đủ thấy nức lòng. Đặc biệt, đối với thượng tướng Trần Quang Khải, người trực tiếp chỉ huy và lập nên chiến công trong trận Chương Dương, cũng là người góp phần hỗ trợ đắc lực cho Trần Nhật Duật đánh trận Hàm Tử, thì càng thêm xao xuyến, bồi hồi.
Dụng ý của tác giả ở đây là gì? =>Gợi được cảm xúc cho người đọc về hào khí chiến thắng và khát vọng của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Mông - Nguyên.
? Nhận xét âm điệu hai câu cuối so với hai câu đầu? => Sự khác nhau giữa hai cầu đầu và hai câu sau: Hai câu đầu nói về hào khí chiến thắng và khát vọng hòa bình được nói ở hai câu còn lại.Cách biểu ý.Hai câu sau nêu rất vắn tắt chiến thắng lẫy lừng của dân tộc trong cuộc chiến tranh chống quân Mông.
? Em cảm nhận được khát vọng lớn lao nào của tác giả? => Nội dung : sự chiến thắng hào hùng của dân tộc và lời động viên và sự bền vững muôn đời của đất nước. Nhận xét :tác giả thể hiện sự quyết chiến , quyết thắng và niềm khát vọng của dân tộc.
Là HS em cần làm gì để góp phần xây dựng, bảo vệ đất nước, giữ vững nền thái bình thịnh trị?
=> HS cần phải học tập tốt, yêu nước chân chính, sẵn sàng hy sinh lợi ích riêng của mình vì lợi ích chung của đất nước như lời Bác Hồ dạy: Việc gì có lợi cho dân phải hết sức làm, việc gì có hại cho dân phải hết sức tránh. Vì vậy, để góp phần giữ vững độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, mỗi người chúng ta, dù làm gì, ở bất kỳ vị trí làm việc, công tác nào, cũng phải làm hết sức mình để hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ, chức trách của mình, tích cực đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi các thói hư, tật xấu, tệ quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thiếu trách nhiệm.