Một gen có 225 adenin và 525 guanin nhân đôi 3 đợt và đã tạo ra số gen con chứa tất cả 1800 adenin và 4204 guanin. Dạng đột biến đã xảy ra và ở lần nhân đôi thứ mấy?A. Thêm 1 cặp G-X; ở lần nhân đôi 1. B. Thêm 2 cặp G-X; ở lần nhân đôi 3. C. Mất 1 cặp G-X; ở lần nhân đôi 1. D. Mất 2 cặp G-X; ở lần nhân đôi 2.
Đột biến gen là những biến đổiA. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số nucleotit tại một điểm nào đó trên phân tử ADN. B. vật chất di truyền ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế bào. C. trong cấu trúc của gen, liên quan đến một hoặc một số cặp nucleoit tại một điểm nào đó trên ADN. D. trong cấu trúc của NST, xảy ra trong quá trình phân chia tế bào.
Loại đột biến gen nào sau đây có khả năng nhất không làm thay đổi thành phần aa trong chuỗi pôlipeptit ? A. Mất 1 cặp nucleotit. B. Thêm 1 cặp nucleotit. C. Chuyển đổi vị trí của 1 cặp nucleotit. D. Thay thế 1 cặp nucleotit.
Một prôtêin bình thường có khoảng 400 axit amin. Prôtêin đó bị biến đổi: một axit amin thứ 350 bị thay thế bằng một axit amin mới. Dạng biến đổi gen có thể dẫn đến biến đổi trên làA. thay thế hoặc đảo vị trí một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350. B. đảo vị trí hoặc thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350. C. mất nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 350. D. thêm nuclêôtit ở bộ ba mã hoá axit amin thứ 350.
Gen A có chiều dài 153nm và có 1169 liên kết hiđrô bị đột biến thành gen a. Cặp gen Aa tự nhân đôi lần thứ nhất đã tạo ra các gen con, tất cả các gen con này lại tiếp tục nhân đôi lần thứ hai. Trong 2 lần nhân đôi, môi trường nội bào đã cung cấp 1083 nuclêôtit loại ađênin và 1617 nuclêôtit loại guanin. Dạng đột biến đã xảy ra với gen A làA. mất một cặp A– T. B. thay thế một cặp A– T bằng một cặp G– X. C. mất một cặp G– X. D. thay thế một cặp G– X bằng một cặp A– T.
Một gen dài 3060Ao, có tỉ lệ A/G = 3/7. Sau đột biến, chiều dài của gen không đổi và có tỉ lệ A/G ≈ 43,1%. Đây là dạng đột biếnA. Thay cặp G – X bằng cặp A – T. B. Mất một cặp G – X. C. Thay cặp A – T bằng cặp G – X. D. Mất một cặp A – T.
Một gen có chiều dài 0,408 micrômet và có A = 900, sau khi đột biến chiều dài của gen không thay đổi nhưng số liên kết hiđrô của gen là 2701. Đây là dạng đột biếnA. thay thế cặp A-T bằng cặp G-X. B. mất một cặp nuclêôtit. C. thêm một cặp nuclêôtit. D. đảo một cặp nuclêôtit.
Biết đột biến không làm xuất hiện bộ ba kết thúc, không tác động lên bộ ba mã mở đầu và mã kết thúc. Dạng đột biến gen thường gây biến đổi nhiều nhất trong cấu trúc của chuỗi pôlipeptit tương ứng làA. Mất một cặp nuclêôtit. B. Thêm một cặp nuclêôtit. C. Mất hoặc thêm một cặp nuclêôtit. D. Thay thế một cặp nuclêôtit.
Trong quá trình nhân đôi ADN, Guanin dạng hiếm gặp bắt cặp với nucleotit bình thường nào sau dưới đây có thể gây đột biến gen?A. Adenin. B. Timin. C. Xitozin. D. 5 – BU.
Khi gen ngoài NST bị đột biến, nó sẽA. thay đổi trình tự sắp xếp các nuclêôtit và biểu hiện tính trạng mới. B. biểu hiện ở cơ thể bị đột biến 1 thể khảm. C. phân bố không đồng đều cho các tế bào con. D. thay đổi trình tự sắp xếp các nuclêôtit và biểu hiện tính trạng mới hoặc biểu hiện ở cơ thể bị đột biến 1 thể khảm.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến