Sau một thời gian phản ứng giữa các cặp oxi hoá - khử trong dung dịch là Zn2+/Zn và Ag+/Ag, nhận thấy:A. Khối lượng kim loại Zn tăng. B. Khối lượng của kim loại Ag giảm. C. Nồng độ của ion Ag+ trong dung dịch tăng. D. Nồng độ của ion Zn2+ trong dung dịch tăng.
Dãy gồm các kim loại đều tác dụng được với dung dịch HCl nhưng không tác dụng với dung dịch HNO3 đặc, nguội là?A. Cu, Pb, Ag. B. Fe, Al, Cr. C. Fe, Mg, Al. D. Cu, Fe, Al.
Ngâm một lá Zn trong 200gam dung dịch FeSO4 7,6%. Khi phản ứng kết thúc lá Zn giảm bao nhiêu gam?A. 6,5 gam. B. 5,6 gam. C. 0,9 gam. D. 9 gam
Cho H2SO4 loãng dư tác dụng với 6,660g hỗn hợp 2 kim loại X và Y đều hoá trị II, người ta thu được 0,1 mol khí, đồng thời khối lượng hỗn hợp giảm 6,5g. Hoà tan phần còn lại bằng H2SO4 đặc nóng người ta thấy thoát ra 0,16g khí SO2. Vậy X, Y là những kim loại nào sau đây:A. Hg và Zn. B. Cu và Zn. C. Cu và Ca. D. Kết quả khác.
Hoà tan hoàn toàn một lượng bột Zn vào một dung dịch axit X. Sau phản ứng thu được dung dịch Y và khí Z. Nhỏ từ từ dung dịch NaOH (dư) vào Y, đun nóng thu được khí không màu T. Axit X là?A. H2SO4 đặc. B. H2SO4 loãng. C. HNO3. D. H3PO4.
Cho các nhận định sau:(1) Trong ăn mòn điện hoá xảy ra sự oxi hoá ở hai điện cực.(2) Trong quá trình ăn mòn điện hóa một trong hai điện cực phải tiếp xúc với dung dịch điện li.(3) Trong ăn mòn điện hoá xảy ra sự oxi hoá ở cực âm và sự khử ở cực dương.(4) Gang, thép để lâu trong không khí ẩm sẽ xảy ra sự ăn mòn điện hóa.(5) Kẽm nguyên chất tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng cũng là một dạng của ăn mòn điện hóa.(6) Sợi dây đồng nối với một sợi dây nhôm để ngoài trời sẽ có hiện tượng ăn mòn điện hoá.(7) Tính chất chung của ăn mòn điện hoá và ăn mòn hoá học là đều là quá trình oxi hoá khử.(8) Trong ăn mòn hóa học thì các e của kim loại được chuyển trực tiếp sang môi trường tác dụng.Số nhận định đúng là:A. 7. B. 5. C. 4. D. 6.
Để làm sạch một loại thủy ngân có lẫn các tạp chất kẽm, thiếc, chì có thể dùng cách nào sau đây?A. Đốt nóng loại thủy ngân này và hòa tan sản phẩm bằng dung dịch axit HCl. B. Hòa tan loại thủy ngân này trong dung dịch axit HNO3 loãng (dư), rồi điện phân dung dịch. C. Khuấy loại thủy ngân này trong dung dịch H2SO4 loãng, dư rồi lọc dung dịch. D. Hòa tan loại thủy ngân này trong dung dịch HCl dư.
Điện phân dung dịch chứa M(NO3)2 (lấy dư) bằng dòng điện một chiều với điện cực trơ và có màng ngăn. Sau một thời gian thu được tại catot 4,16 gam kim loại M và tại anot thấy thoát ra 0,7168 lít khí (đktc). Vậy kim loại M là: A. Cu. B. Zn. C. Fe. D. Pb.
Kim loại dễ nóng chảy nhất là:A. Na. B. W. C. Hg. D. Ca.
Cho m gam hỗn hợp bột X gồm ba kim loại Zn, Cr, Sn có số mol bằng nhau tác dụng hết với lượng dư dung dịch HCl loãng, nóng thu được dung dịch Y và khí H2. Cô cạn dung dịch Y thu được 8,98 gam muối khan. Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng hoàn toàn với O2 (dư) để tạo hỗn hợp 3 oxit thì thể tích khí O2 (đktc) phản ứng là: A. 2,016 lít. B. 0,672 lít. C. 1,008 lít. D. 1,344 lít.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến