- Chữ tài : Tài năng, sở trường, trí tuệ, vốn hiểu biết sâu rộng về thế giới xung quanh.
- chữ tâm : Vẻ đẹp tâm hồn, sự lương thiện, cách nhìn đời bằng con mắt thấu hiểu và cảm thông, nhìn người bằng trái tim yêu thương khôn xiết.
" Chữ tâm kia mới bằng ba chữ tài" : Nguyễn Du nhấn mạnh tầm quan trọng của cái tâm trong nhân cách con người. Người đời có giỏi giang đến đâu, tài năng xuất chúng đến đâu, nếu không có cái tâm lớn, cũng không thể trở thành người có ích.
=> Đề cao cái tâm lớn đặt chữ tâm lên trên chữ tài.
=> Đây chính là chủ nghĩa nhân đao sâu sắc trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Với trái tim của người nghệ sĩ chân chính, bằng ngòi bút của nhà nhân đạo từ trong cốt tủy, Nguyễn Du đã đem đến cho nền văn học trung đại Việt Nam một nàng Kiều vừa lí tưởng, vừa rất đời bằng ngòi bút phân tích tâm lý tinh tế. Để tạo hình nhân vật Thúy kiều, ông không chỉ sử dụng tài năng trong việc cầm bút, mà chủ yếu viết nên từ tấm lòng trắc ẩn, từ sự hòa nhập đến thấu suốt với đứa con tinh thần của mình.
Thật đúng như Tiên phong Mộng Liên Đường chủ nhân đã nhận xét:" Lời văn tả như máu chảy ở đầu ngọn bút. Tố Như tử dụng tâm đã khổ, tự sự đã khéo, tả cảnh đã hệt, đàm tình đã thiết ; nếu không phải có con mắt nhìn xuyên sáu cõi, có tấm lòng nghĩ suốt cả nghìn đời, thì tài nào có cái bút lực ấy."
Chính giá trị nhân đạo ấy đã khiến cho Truyện Kiều trở thành kiệt tác không chỉ của nền văn học Việt Nam mà còn của cả Thế giới.
" NGUYỄN DU - một trái tim lớn, một nghệ sĩ lớn. "
Vote chị câu trả lời hay nhất nhé