Một nguồn sáng S là một khe hẹp phát bước sóng đơn sắc có bước sóng λ = 0,5 μm, chiếu sáng 2 khe hẹp S1 và S2 song song và cách đều S một khoảng L = 0,5 m. Khoảng cách giữa S1 và S2 là a = 0,5 mm. Màn ảnh đặt cách 2 khe một khoảng D = 1 m. Trên màn ảnh thu được hệ vân giao thoa. Bề rộng khe S để không nhìn thấy hệ vân giao thoa nữa làA. a = 1 mm. B. a = 500 mm. C. a = 0,25 mm. D. a = 0,5 mm.
Ở một loài có bộ NST 2n= 4. Ký hiệu A, a là cặp NST thứ nhất; B, b là cặp NST thứ hai. Quá trình nguyên phân của một tế bào của loài này xảy ra rối loạn: cặp NST thứ nhất nhân đôi nhưng không phân ly, cặp NST thứ hai nguyên phân bình thường. Bộ NST của các tế bào con được tạo ra sau quá trình nguyên phân trên làA. AaBb. B. AAaaBb và Bb. C. AaaaBBbb và O. D. AAaaBB và bb.
Ở sinh vật nhân thực, vùng đầu mút của nhiễm sắc thểA. là những điểm mà tại đó enzym được tổng hợp và là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân. B. có tác dụng bảo vệ các nhiễm sắc thể cũng như làm cho các nhiễm sắc thể không dính vào nhau. C. là những điểm mà tại đó phân tử ADN bắt đầu được nhân đôi là vị trí duy nhất có thể xảy ra trao đổi chéo trong giảm phân. D. là vị trí liên kết với thoi nhân bào giúp nhiễm sắc thể di chuyển về các cực của tế bào.
Năm tế bào sinh tinh của một loài động vật có kiểu gen AaBbdd$\frac{GH}{gh}$ thực hiện quá trình giảm phân tạo giao tử. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến và có hoán vị gen giữa hai alen G và g. Số loại tinh trùng tối đa được tạo ra từ quá trình trên làA. 14. B. 5. C. 16. D. 10.
Một gen có 1500 cặp nuclêôtit bị đột biến mất 3 cặp nuclêôtit. Số liên kết hiđrô của gen có thể giảm tối đa làA. 9 liên kết hiđrô. B. 8 liên kết hiđrô. C. 7 liên kết hiđrô. D. 6 liên kết hiđrô.
Điểm khác nhau giữa nguyên phân và giảm phân làA. giảm phân gồm hai lần phân bào, nguyên phân gồm một lần phân bào. B. nguyên phân gồm hai lần phân bào, giảm phân gồm một lần phân bào. C. giảm phân NST nhân đôi một lần, nguyên phân NST nhân đôi hai lần. D. nguyên phân NST nhân đôi một lần, giảm phân NST nhân đôi 2 lần.
Vào kỳ giữa I của giảm phân và kỳ giữa của nguyên phân có hiện tượng giống nhau làA. các nhiễm sắc thể xếp trên mặt phẳng xích đạo của thoi phân bào. B. nhiễm sắc thể dãn xoắn. C. thoi phân bào biến mất. D. màng nhân xuất hiện trở lại.
Người ta đã sử dụng tác nhân hóa học gây đột biến gen A thành alen a. Khi tế bào sinh dưỡng chứa cặp gen Aa phân bào liên tiếp 4 lần thì số nuclêôtit môi trường cung cấp cho alen a ít hơn alen A là 30 nuclêôtit. Kết luận nào sau đây không đúng?A. Dạng đột biến này có thể gây ra bởi tác nhân acridin chèn lên mạch mới trong pha G2 của quá trình phân bào. B. Alen a có số liên kết hirđo giảm 2 hoặc 3 so với alen A. C. Nếu đột biến làm xuất hiện mã kết thúc sớm sẽ làm cho chuỗi pôlipeptit tổng hợp từ alen A dài hơn so với chuỗi pôlipeptit tổng hợp từ alen a. D. Nếu điểm xảy ra đột biến càng gần vị trí đầu gen, chuỗi pôlipeptit tổng hợp từ alen a có trình tự axit amin thay đổi càng nhiều so với chuỗi pôlipetit tổng hợp từ alen A.
Điều nào dưới đây không đúng khi nói về đột biến gen?A. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen. B. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá. C. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú. D. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
Một gen bị đột biến làm chuỗi pôlipeptit do gen đó điều khiển tổng hợp có axit amin thứ 8 là Valin được thay bằng Alanin, các axit amin còn lại đều bình thường. Dạng đột biến gen xuất hiện làA. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 9. B. thêm một cặp nuclêôtit ở bộ ba mã hóa axit amin thứ 8. C. mất một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ mã hóa axit amin thứ 9. D. thay thế một cặp nuclêôtit ở bộ ba thứ mã hóa axit amin thứ 8.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến