Nếu khoảng cách từ điện tích nguồn tới điểm đang xét tăng 2 lần thì cường độ điện trườngA.giảm 2 lần. B.tăng 2 lần.C.giảm 4 lần.D.tăng 4 lần.
Cho hai quả cầu kim loại tích điện có độ lớn bằng nhau nhưng trái dấu đặt cách nhau một khoảng không đổi tại A và B thì độ lớn cường độ điện trường tại một điểm C trên đường trung trực của AB và tạo với A và B thành tam giác đều là E. Sau khi cho hai quả cầu tiếp xúc với nhau rồi đặt lại A và B thì cường độ điện trường tại C làA.0.B.E/3.C.E/2.D.E.
Đường sức điện cho biếtA.độ lớn lực tác dụng lên điện tích đặt trên đường sức ấy.B.độ lớn của điện tích nguồn sinh ra điện trường được biểu diễn bằng đường sức ấy.C.độ lớn điện tích thử cần đặt trên đường sức ấy.D.hướng của lực điện tác dụng lên điện tích điểm đặc trên đường sức ấy.
Trong các nhận xét sau, nhận xét không đúng với đặc điểm đường sức điện là:A.Các đường sức của cùng một điện trường có thể cắt nhau.B.Các đường sức của điện trường tĩnh là đường không khép kínC.Hướng của đường sức điện tại mỗi điểm là hướng của véc tơ cường độ điện trường tại điểm đó.D.Các đường sức là các đường có hướng.
Nhận định nào sau đây không đúng về đường sức của điện trường gây bởi điện tích điểm + Q? A.là những tia thẳng.B.có phương đi qua điện tích điểm.C.có chiều hường về phía điện tích. D.không cắt nhau.
Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó A.có hướng như nhau tại mọi điểm. B.có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điện.C.có độ lớn như nhau tại mọi điểm. D.có độ lớn giảm dần theo thời gian.
Đặt một điện tích thử - 1μC tại một điểm, nó chịu một lực điện 1mN có hướng từ trái sang phải. Cường độ điện trường có độ lớn và hướng là A.1000 V/m, từ trái sang phải. B.1000 V/m, từ phải sang trái.C.1V/m, từ trái sang phải. D.1 V/m, từ phải sang trái.
Cho điện tích dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều với cường độ 150 V/m thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu cường độ điện trường là 200 V/m thì công của lực điện trường dịch chuyển điện tích giữa hai điểm đó làA.80 J. B.40 J.C.40 mJ. D.80 mJ.
Cho điện tích q = + 10-8 C dịch chuyển giữa 2 điểm cố định trong một điện trường đều thì công của lực điện trường là 60 mJ. Nếu một điện điện tích q’ = + 4.10-9 C dịch chuyển giữa hai điểm đó thì công của lực điện trường khi đó làA.24 mJ. B.20 mJ. C.240 mJ. D.120 mJ.
Sẽ không có ý nghĩa khi ta nói về hằng số điện môi củaA.hắc ín ( nhựa đường).B.nhựa trong.C.thủy tinh. D.nhôm.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến