Theo thuyết tiến hóa chúng ta đã biết, con người được tiến hóa từ loài vượn cổ. Cuộc sống của loài vượn cổ là trong rừng sâu, leo trèo đi lại bằng từ chi, ngón tay cái và ngón chân cái được phân ra với 4 ngón khác, khi tiến hành hoạt động bám leo trên cây, có tay hoặc chân 3 đốt là thích hợp nhất, mà tác dụng của ngón tay chỉ có 2 đốt lại không lớn. Sau này vượn cổ xuống đất tập đi đứng thẳng người, chi trên được giải phóng, đặc biệt là sau khi chúng tiến hóa thành loài người, do tay thường xuyên phải cầm công cụ, ngón tay cái trở nên rất có lợi và chắc chắn. Ngoài đôi tay cầm nắm còn phát triển một cơ bắp rất khỏe mạnh, làm cho ngón cái có thể hoạt động phối hợp với 4 ngón tay đối diện khác.
Để thích ứng với hoạt động đối xứng của ngón cái, làm ngón cái có thể co duỗi, xoay, gập dễ dàng, cấu tạo tốt nhất là 2 đốt. Nếu ngón cái giữ nguyên 3 đốt thì hoạt động sẽ không thể có 2 ưu điểm gọn ghẽ linh hoạt và vững chắc. Vì vậy, cấu tạo ngón cái là kết quả chọn lọc của tự nhiên, của quá trình tiến hóa.
Chính từ kết quả của sự tiến hóa này, ngón cái của người hiện đại đã trở thành 1 ngón tay có tác dụng lớn nhất. Theo thống kê khoa học, tất cả các động tác vận động liên quan tới các ngón tay gần như trên 1 nửa cần sự giúp đỡ của ngón tay cái. Ngón tay cái vừa có thể làm việc độc lập, lại có thể àm việc cùng với 4 ngón khác, như viết chữ, cầm đũa, cầm nắm...