" Hai đứa trẻ " là một câu chuyện đầy cảm động vè một phố huyện nghèo nàn, nới đó có những miền đất, miền đời bị lãng quên. Truyện đã rất thành công trong việc xây dựng những hình ảnh đối lập về ánh sáng và bóng tối, qua đó góp phần thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ngay từ đầu câu chuyện, ánh sáng và bóng tối đã giao tranh nhau một cách rõ ràng. Trước tiên là bóng tối. Bóng tối hiện hình trong thiên nhiên. Khi phương tây đỏ rực lại thì cũng là lúc dãy tre làng đen kịt lại và cắt hình rõ rệt trên nền trời.Trong cửa hàng, mỗi đã bắt đầu vo ve, " đôi mắt Liên bóng tối ngập dần đầy và cái buồn của buổi chiều quê thấm dần vào tâm hồn ngây thơ của chị ". Thế rồi theo sự chuyển mình của thời gian, bóng tối bao trùm và chiếm lĩnh toàn bộ phố huyện tĩnh mịch, u tối :" tối hết cả, con đường thăm thẳm ra sông, con đường qua chợ về nhà, các ngõ vào làng càng sẫm đen hơn nữa." Cùng bới bóng tối dày đặc ấy là sự xuất hiện của ánh sáng. Tuy nhiên, đó chỉ là thứ ánh sáng hết sức yếu ớt. Đó là một vài hột sáng, khe sáng, hay vệt sáng nhỏ nhoi. Là cái ánh sáng lù mù, leo lét trên ngopnj đèn con của chị Tý. Hay khá khẩm hơn, đó là ánh sáng rực rỡ của đoàn tàu,nhưng nó chỉ hiện lên trong chốc lát rồi lại khuất lấp vào màn đêm tĩnh mịch. Dường như, tạo nên sự đói lập ấy, nhà văn muốn mang đến cho người đọc một cái nhìn rõ nét hơn về số phận con người. Những người dân nơi phố huyện, họ cũng giống như cái bóng tối đang bao trùm kia, cuộc đời họ đang bị lãng quên trong sự nhàm chán, quẩn quanh và bế tắc. Qua đây, nhà văn cũng muốn gửi gắm cho nhân vật của mình ước mơ về một sự đổi đời và hi vọng vào tương lai tươi sáng. Dù ước moa ấy là vô cùng mong manh nhưng chừng nào con người còn hi vọng, chừng ấy ta còn có động lực, niềm tin để vươn tới những điều tốt đẹp ở đời.