nguyễn trãi:
Nguyễn Trãi hiệu Ức Trai (1380-1442) quê ở Nhị Kê (Hà Tây), phụ thân là Nguyễn Phi Khanh, phụ mẫu là Trần Thị Thái con của quan Tư đồ Trần Nguyên Đán – một quý tộc đời Trần. Nguyễn Trãi được sinh ra trong một gia đình có hai truyền thống lớn là: yêu nước và văn hóa, văn học, năm 1400 ông đỗ Thái học sinh.
Nguyễn Trãi sống vào thời đại nước nhà đang có nhiều biến động dữ dội, lên 6 tuổi mẹ qua đời, ông đỗ Thái học sinh vào năm 20 tuổi. Hai cha con cùng ra làm quan với triều nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh tràn sang cướp nước ta, Nguyễn Phi khánh bị bắt sang Trung Quốc.
Nguyễn Trãi khắc sâu lời cha dặn:” rửa nhục cho nước, trả thù cho cha”, ông trở về tìm và theo Lê Lợi góp công lớn vào đại thắng dân tộc sau hơn 10 năm chiến đấu.
- Lê Thánh Tông:
Lê Thánh Tông (25 tháng 8 năm 1442 – 3 tháng 3 năm 1497) là hoàng đế thứ năm của Hoàng triều Lê nước Đại Việt. Ông trị vì từ ngày 26 tháng 6 năm 1460 đến khi qua đời năm 1497, tổng cộng 37 năm, là vị hoàng đế trị vì lâu nhất thời Hậu Lê – giai đoạn Lê sơ trong lịch sử Việt Nam. Thời kỳ của ông được đánh dấu sự hưng thịnh của nhà Hậu Lê nói riêng và chế độ phong kiến Việt Nam nói chung với tên gọi là Hồng Đức Thịnh Thế, một trong bốn thời kỳ hưng thịnh nhất của triều đại phong kiến Việt Nam.
-Ngô Sĩ Liên: Ngô Sĩ Liên (chữ Hán: 吳士連; sống vào thế kỷ 15) là một nhà sử học thời Lê sơ, sống vào thế kỷ 15. Ông là người đã tham gia khởi nghĩa Lam Sơn và có công lớn trong việc biên soạn bộ Đại Việt sử ký toàn thư – bộ quốc sử chính thống cũ nhất của Việt Nam mà còn được lưu truyền tới ngày nay.
Ngô Sĩ Liên là người làng Ngọc Giả, huyện Chương Đức (nay là thôn Ngọc Giả, xã Ngọc Hòa, huyện Chương Mỹ, Hà Nội)
- Lương Thế Vinh: Lương Thế Vinh (chữ Hán: 梁世榮,; 17 tháng 8 năm 1441 - 2 tháng 10 năm 1496, còn gọi là Trạng Lường, tên hiệu là Thụy Hiên) là một nhà toán học, Phật học, và chính trị gia thời Lê sơ. Ông đỗ trạng nguyên dưới triều Lê Thánh Tông và làm quan tại viện Hàn Lâm. Ông được biết đến nhiều nhất bởi các tác phẩm do ông biên soạn ở các lĩnh vực toán học, văn hóa và Phật giáo. Ông cũng còn được biết đến là một trong 28 nhà thơ của hội Tao Đàn do vua Lê Thánh Tông lập năm 1495.