Trong mỗi bài thơ của Bác đều chứa một mảnh tâm hồn của nghệ sĩ nhưng cung không phai nhạt tâm hồn chiến sĩ của bác,một trong những bài thơ ấy thì không thể bỏ qua chính là bài cảnh khuya.Chính trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp từ 1947-1954 Bác đã sáng tác ra bài này, đây cũng là một bài thơ khá đạc sắc được bác viết vào năm 1947, trong một đêm trăng rừng Việt Bắc tâm hồn hòa vào cảnh sắc thiên nhiên gợi lên bao nỗi niềm :
Tiếng suối trong như tiếng hát ca,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Cảnh khuya như vẻ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Bài thơ được làm theo thể tứ tuyệt đường luật , gồm bốn câu mỗi câu chứa bảy tiếng mang thanh điệu, vần điệu,đều tương tự như những bài thơ tứ tuyệt khác mà chúng ta biết
Tiếng suối trong như tiếng hát ca,
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.
Tiếng suối trong vắt được vọng lại từ xa ở trong câu thứ nhất.Nghe tiếng suối, nhà thơ ngỡ như ai đó đang hát,trong câu sử dụng nghệ thuật so sánh thật đặc sắc.Trước kia các thi ca cũng tả tiếng suối cũng dùng đến phép so sánh tuy hay nhưng vẫn chỉ tưởng tượng đến âm thanh của tự nhiên mà thôi.Còn Bác -con người của thời đại mới là một người vĩ đại đã so sánh tiếng suối từ một âm thanh của thiên nhiên với tiếng hát là âm thanh phất ra từ con người.Làm cho cảnh rừng càng thêm gần gũi thân thiết với con người hơn và mang theo sức sống bền bỉ và trẻ trung hơn.
Trong cảnh thứ hai "Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa" tiếp tục tả về thiên nhiên,một bức tranh thiên nhiên căng tràn sức sống.Một bức tranh có nhìu tầng, nhìu đường nét lung linh sắc màu. Hình ảnh cây cổ thụ ở trên cao lấp lánh vầng trăng dần hiện ra trước mắt một cảnh ảo huyền là bóng lá, bóng trăng in vào cánh hoa, in lên mặt đất lấp lánh,xao động như những hình hoa thêu dệt.Đọc lên ta vốn ngỡ ba thứ xa cách nhau ngàn trùng mà vẫn có thể lồng vào nhau, soi sáng và chở che cho nhau,họa lên một bức tranh tuyệt mĩ.
Cảnh khuya như vẽ người chưa ngủ,
Chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà.
Đối với một tâm hồn nhạy cảm mang phong thái thi sĩ Bác đã vẽ lên một bức tranh tuyệt mĩ cho núi rừng việt bắc chỉ vậy thôi đã thấy tâm hồn bác đẹp biết bao.Nhưng thứ đẹp hơn nữa chính là sự yêu quê hương đất nước thiết tha đến không ngủ được.Hồn thơ của bác vẫn còn tiếp tục xao động.bác đã thêm một dòng thơ, dòng tình cảm bất ngờ, khơi dậy toàn bộ cảm xúc của bài thơ:"chưa ngủ vì lo nỗi nước nhà".Điệp hai lần chưa ngủ như một bản lề khép mở hai dòng tâm trạng của con người: cang yêu cảnh sắc đất nước của mình bao nhiêu thì người càng thao thức suy nghĩ, lo lắng cho sự nghiệp đấu tranh dành lại độc lập cho đất nước bấy nhiu.Mong cho con cháu của mình sống tốt bấy nhiêu.
Sau khi đọc xong bài thơ Cảnh khuya thì mỗi người đều sẽ thêm cho mình một niềm yêu thương một niềm chân trọng về tấm long yêu nước, thương dân của chủ tịch HCM.Baì thơ đã thể hiện được sự sâu sắc và cảm động về sự hài hòa phong thái thi sĩ và cốt cách của vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại HCM.