Mùa xuân nho nhỏ: Mùa xuân là mùa của vạn vật sinh sôi nảy nở. Trước cái đẹp của sức sống mơn mởn của vạn vật ấy, các thí nhân, những người có tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp của đời đã cho ra những tuyệt tác như "Mùa xuân chín" của Hàn Mặc Tử hay "Rằm tháng giêng" của Hồ Chí Minh, "Cáo bệnh, báo mọi người" của Mãn Giác Thiền Sư ... "Mùa xuân nho nhỏ" của Thanh Hải là một trong số ấy! Chúng ta bắt gặp trong bài thơ những nét xuân riêng, những cảm xúc riêng của một nhà thơ đầy yêu thương và khao khát:
"Mọc giữa dòng sông xanh
...
Nhịp phách tiền đất Huế."
Những ngôi sao xa xôi: Hiện thực của một đất nước thường có chiến tranh đã khơi gợi những xúc cảm, những tình cảm và ý thức trách nhiệm của người cầm bút; từ đó, chiến tranh đã trở thành đề tài quen thuộc trong văn học dân tộc. Văn học đã gắn với những cuộc trường chinh của non sông đất nước! Đến với những trang văn chương thời chống Mỹ cứu nước, chúng ta từng bắt gặp những tác phẩm có giá trị như truyện ngắn "Chiếc lược ngà" của Nguyễn Quang Sáng, bài thơ "Khoảng trời - Hố bom" của Lâm Thị Mỹ Dạ ... "Những ngôi sao xa xôi" của Lê Minh Khuê là một trong số đó. Đọc tác phẩm, chúng ta cảm nhận qua cuộc sống gian khổ mà hào hùng, qua những phẩm chất của các cô gái trong tổ trinh sát mặt đường, hiện thực thời đánh Mỹ cùng vẻ đẹp hào hùng của thế hệ trẻ Việt Nam ngày ấy.