Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đã có không ít em nhỏ tham gia vào công tác kháng chiến. Và Lượm trong bài thơ "Lượm" của nhà thơ Tố Hữu là một ví dụ. Cậu hồn nhiên, vui tươi, hăng hái, như chú chim đang hướng tới ánh mặt trời rực rỡ. Trong một lần đi làm nhiệm vụ, không may Lượm bị phát hiện. Tiếng súng nổ nghe thật ai oán làm sao! Lượm hi sinh. "Lượm ơi, còn không?". Câu hỏi tu từ thể hiện sự xúc động, nghẹn ngào, đau xót của tác giả khi nghe tin Lượm hi sinh. Sau câu hỏi đó, nhà thơ đã lặp lại hai khổ thơ đầu, tái hiện lại hình ảnh chú bé Lượm hăng hái ngày nào. Qua đó, khẳng định hình ảnh Lượm hồn nhiên, vui tươi, vẫn sống mãi trong lòng người Việt. Thật may mắn khi bây giờ chúng ta đang sống trong cảnh bình yên, tươi vui của đất nước. Đó là cả một sự đấu tranh không ngừng nghỉ của các thế hệ đi trước đã để lại cho chúng ta. Là thế hệ đi sau, chúng ta cần phải nỗ lực học tập, để mai sau giúp ích cho đất nước, cho quê hương.
Gạch chân: câu trần thuật đơn có từ là
Chúc bạn học tốt!
Xin ctlhn cho nhóm nhé!