*Bạn tham khảo nha*
Trong đoạn văn:“ chúng tôi , mọi người -kể cả anh....lấy cổ ba nó “ trong tác phẩm chiếc lược ngà, nhà văn Nguyễn Quang Sáng đã sử dụng rất nhiều hình ảnh so sánh và nói quá nhằm thể hiện tình cha con sâu đậm của bé Thu và ông Sáu. Biện pháp so sánh thứ nhất là: "Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người".Tác dụng của hình ảnh so sánh này là tái hiện một cách chân thực, cảm động tiếng kêu ba của bé Thu, tiếng gọi ấy là tiếng gọi chất chứa tình yêu thương ba đã dồn nén bao lâu nay mới thành lời. Nó như tiếng xé nghe thật xót xa và chứa chan tình phụ tử cảm động. Biện pháp so sánh thứ hai là:"nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc..". Hành động chạy tới ôm cổ ba của bé Thu diễn ra nhanh vì nó là cộng dồn toàn bộ tình yêu thương ấy của Thu bao lâu nay dành cho ba mình. Hình ảnh so sánh này đã thể hiện một cách chân thực và sinh động tình yêu dành cho ba của bé Thu trước khi ba rời đi. Không những vậy, đoạn văn còn sử dụng hình ảnh nói quá"xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người" để thể hiện sự cảm động, chất chứa tình cảm của tiếng gọi ba ấy. Khung cảnh tràn ngập tình phụ tử đau lòng dường như xé cả tim gan mọi người, thật quá đỗi xót xa. Hình ảnh nói quá thứ hai là "tiếng Ba như vỡ tung ra từ lòng nó" thể hiện sự bột phát của tiếng gọi ba ấy. Tình yêu thương ba bị dồn nén bao lâu nay nay được thể hiện ra ngoài 1 cách bất ngờ, vỡ òa. Sau tất cả, bé Thu vẫn yêu ba của mình và nay em đã được gọi ba của mình nên tiếng gọi như vỡ tung ra, vỡ òa ra.