Khổ bốn và khổ năm bài thơ Mùa xuân nho nhỏ của Thanh Hải cho ta thấy được ước nguyên hiến dâng chân thành, đẹp đẽ, xúc động vô cùng trong thi nhân. Điệp từ ta là khởi đầu cho khúc ca tình cảm đắm say, tha thiết. Những hình ảnh liệt kê như cành hoa, chim hót, hay nốt trầm đều cho ta thấy được điều đẹp đẽ mà nhà thơ khao khát hướng đến. Thanh Hải không ước đến cái đẹp vì mình, cho mình. Sự hiến dâng trọn vẹn ấy là dành cho tổ quốc. Từ âm thanh, hình ảnh, đến sắc màu, nhà thơ chân thành vô cùng để có thể "dâng cho đời". Chỉ với một từ láy "lặng lẽ" thôi nhưng bạn đọc cũng đã hiểu được sự chân thành của thi nhân, của người con xứ Huế. Tự nhận mình là một mùa xuân nho nhỏ chính là thái độ sống đầy khiêm nhường của nhà thơ. Đồng thời, sự yêu thương, khao khát hiến dâng ấy còn được khẳng định, đề cao khi nhà thơ viết "dù là tuổi hai mươi, dù là khi tóc bạc". Điệp ngữ cùng cấu trúc đối trong câu thơ cho bạn đọc cái nhìn chân thực hơn về sự thiết tha của thi nhân. Cả cuộc đời con người đều hướng đến tổ quốc, hướng đến ước nguyện chân thành và đẹp sao! Vì thi nhân tràn ngập yêu thương nên ông luôn khao khát làm đẹp đất nước, làm đẹp cuộc đời. Khát khao nhỏ nhoi, chân thành dường như là sự thể hiện tình yêu một cách trực tiếp mà vẫn có gì đó khắc khoải. Ước nguyện của Thanh Hải đẹp như hoa, như mây trời và như âm vang xứ Huế vậy!
Câu ghép: gạch chân
Thành phần tình thái in nghiêng