Hình ảnh ông đồ đã được VŨ Đình LIên khắc họa chân thực, sinh động qua hai khổ thơ đầu của bài. Trong khung cảnh mùa xuân về, những hình ảnh như hoa đào nở, ông đồ bày mực tàu giấy đỏ trên phố đều vô cùng quen thuộc. Dường như, nó là thói quen, là sự thân thuộc đến mức mỗi người đều thân quen. Và viết chữ, cho chữ chính là nét văn hóa truyền thống từ lâu đời của nhân dân ta. Hình ảnh "ông đồ già" với đồ vật quen thuộc kia là giá trị văn hóa, là tết, là tình yêu thương. Hình ảnh ông đồ và cảnh viết chữ trở thành một đặc trưng gần gũi, quen thuộc trong con người thời ấy. Chỉ với một cụm từ “Bao nhiêu người thuê viết”, tác giả đã cho thấy sự đông đúc, tấp nập, hào hứng của con người trước cảnh viết chữ của ông đồ. Với họ, điều đó thật thiêng liêng và đáng trân trọng. Những con người tấm tắc khen ngợi và kính trọng ông vì họ đều yêu quý, trân trọng văn hóa truyền thống. Chỉ với một hình ảnh so sánh “như phương múa rồng bay” giúp ta hiểu về sự tài năng ở ông đồ và nét vẽ đẹp của ông. Nét chữ ấy, hình ảnh ấy là sự thể hiện của niềm tin yêu, của sự náo nức, sự hi vọng của con người vào một năm mới an khang thịnh vượng, tốt đẹp. Trân trọng, ngợi ca vẻ đẹp của nét chữ Nho, đề cao tài năng ông đồ, Vũ Đình Liên như đang hoài niệm, như nén một tiếng thở dài xót xa trước đổi thay của thời đại sau đó.