2. Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác (khổ 2):
MĐ: Cảm xúc khi hòa cùng dòng người vào lăng viếng Bác đã đc Viễn Phương thể
hiện rõ nét qua khổ thơ thứ 2 của bài thơ “Viếng lăng Bác”.
TĐ: Khổ thơ thứ 2 đc tạo nên từ 2 cặp câu với những hình ảnh thực và ẩn dụ sóng
đôi:
“Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”
- Hai câu thơ đầu có kết cấu sóng đôi giữa h/ả “mặt trời” thực và “mặt trời” ẩn dụ.
H/ả mặt trời trong câu thơ thứ nhất: “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng” là h/ả
thực: một mặt trời thiên nhiên rực rỡ vĩnh hằng ngày ngày đi qua trên lăng mang lại
ánh sáng, sự sống cho con người. Câu thơ thứ 2: “Thấy một mặt trời trong lăng rất
đỏ”, h/ả ẩn dụ : “một mặt trời trong lăng rất đỏ” ca ngợi sự vĩ đại của Bác, công lao
to lớn của Bác đối với đất nước với cách mạng dân tộc VN.
-> Thông qua h/ả ẩn dụ, nhân hóa (đi, thấy), t/g vừa ca ngợi công lao, sự vĩ đại
của Bác (như mặt trời), vừa thể hiện đc sự tôn kính biết ơn của nhân dân đối với Bác,
niềm tin Bác sống mãi với non sông đất nước ta.
- Màu sắc “rất đỏ” làm cho câu thơ có h/ả đẹp gây ấn tượng sâu xa hơn; “đỏ” là
h/ả ẩn dụ nói lên tư tưởng cách mạng, lòng yêu nước nồng nàn của Bác.
- Câu thơ “Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ”, từ láy “ngày ngày” ở
đầu câu đc dùng như điệp từ thể hiện: hiện tượng xếp hàng vào lăng viếng Bác thành
quy luật bình thường, đều đặn trong cuộc sống của người dân VN.
- H/ả “dòng người đi trong thương nhớ” là h/ả thực: ngày ngày dòng người đi
trong nỗi xúc động, bồi hồi, trong lòng tiếc thương, nặng trĩu nỗi nhớ thương đi vào
thăm Bác. Nhịp thơ chậm, giọng thơ trầm như bước chân dòng người vào lăng viếng
Bác.
- Dòng người vào lăng viếng Bác: “Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”.
Kết thành những tràng hoa ko chỉ là h/ả tả thực so sánh những dòng người xếp thành
hàng dài vào lăng Bác trông như những tràng hoa vô tận, mà còn là một ẩn dụ đẹp,
sáng tạo sâu sắc của nhà thơ: cuộc đời của họ đã nở hoa dưới ánh sáng của Bác.
Những bông hoa tươi thắm đó đang đến dâng lên Người những gì tốt đẹp nhất.
- “bảy mươi chín mùa xuân” còn là h/ả hoán dụ mang ý nghĩa tượng trưng gợi về
cuộc đời của Bác. Bác mất năm 79 tuổi – bảy mươi chín mùa xuân. Bác đã sống một
cuộc đời đẹp như những mùa xuân và đã làm nên những mùa xuân cho đất nước, cho
con người.
3. Cảm xúc trong lăng (khổ 3) (đã thi 2007):
Niềm biết ơn thành kính đã chuyển sang niềm xúc động nghẹn ngào khi t/g nhìn
thấy Bác:
“Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền”
- Bác đang ngủ giấc ngủ bình yên, thanh thản giữa vầng trăng sáng dịu hiền. Cụm
từ “giấc ngủ bình yên” là cách nói giảm nói tránh nhằm miêu tả tư thế ung dung
thanh thản của Bác – vị lãnh tụ cả đời lo cho dân, cho nước, Bác như vẫn còn sống,
như đang ngủ.
- Những vần thơ của Bác tràn đầy ánh trăng, trăng với Bác đã từng vào thơ Bác
trong nhà lao, trên chiến trận, giờ đây cũng đến để dỗ giấc ngủ ngàn thu cho Người.
- Với h/ả vầng trăng, nhà thơ còn uốn tạo ra một hệ thống h/ả vụ trụ để ví với Bác.
H/ả “vầng trăng” dịu hiền lại gợi cho ta nghĩ đến tâm hồn cao đẹp, trong sáng của
Bác. Người có lúc như mặt trời ấm áp, có lúc dịu hiền như ánh trăng rằm. Đó cũng là
sự biểu hiện rực rỡ, vĩ đại, cao siêu của con người và sự nghiệp của Bác.
- Tâm trạng xúc động của nhà thơ đc biểu hiện bằng một h/ả ẩn dụ sâu xa: “Vẫn biết
trời xanh là mãi mãi”. Bác đã ra đi nhưng hóa thân vào thiên nhiên đất trời của dân
tộc, sống mãi trong sự nghiệp và tâm trí của nhân dân như bầu trời xanh vĩnh viễn
trên cao. (Tố Hữu đã từng viết: “Bác sống như đất trời của ta”)
- Dù vẫn tin như thế nhưng không thể không đau xót vì sự ra đi của Người. Nỗi đau
xót đã đc nhà thơ biểu hiện rất cụ thể, trực tiếp: “Mà sao nghe nhói ở trong tim!”. Nỗi
đau quặn thắt, tê tái trong đáy sâu tâm hồn như hàng nghìn mũi kim đâm vào trái tim
thổn thức khi đứng trước thi hài của Người. Đó là sự rung cảm chân thành của nhà
thơ.
KĐ: Ôi, quả thật những cảm xúc đó ko chỉ có ở t/g mà mỗi người con khi đến thăm lăng Bác đều như vậy.
Ôi là thành phần biệt lập cảm thán.
GỢI Ý CHO BẠN CHÚC BẠN HỌC TỐT =)))