Từ “giọt” nghĩa là giọt mưa, giọt sương sớm. Nhưng nếu xét về mối quan hệ với những câu thơ trước đó thì “giọt” có thể hiểu là giọt âm thanh của tiếng chim chiền chiện. Trong ánh sáng của mùa xuân, tiếng chim chiền chiện thật trong, thật vang nhưng không tan đi mà đọng lại thành “từng giọt long lanh” rơi xuống như hạt ngọc, thành từng chuỗi và nhà thơ đưa tay hứng lấy với tất cả sự đắm say, trân trọng. Đây là nghệ thuật ẩn dụ chuyển đổi cảm giác: tiếng chim vốn là âm thanh được cảm nhận bằng thính giác mà lại chuyển thành từng giọt tức là được cảm nhận bằng thị giác với từng giọt ấy lại long lanh nên được cảm nhận bằng xúc giác. Đáng chú ý là Thanh Hải viết bài thơ này khi mùa xuân chưa đến với thiên nhiên nhưng lời thơ lại tràn đầy sắc xuân và cho thấy sự say đắm, ngất ngây của nhà thơ với vẻ đẹp của thiên nhiên xứ Huế khi vào xuân.Phải yêu đời tha thiết lắm thì nhà thơ mới có thể cảm nhận những câu thơ dạt dào cảm hứng như vậy. Nói tóm lại ,bằng nghệ thuật điệp ngữ giọng điệu trong sáng thiết tha gần gũi và lời thơ giàu giá trị ,Thanh Hải đã vẽ lên bức tranh sắc xuân ,say đắm và ngất ngây của thiên nhiên xứ Huế khi vào xuân