Tôn sư trọng đạo là phẩm chất và truyền thống quý báu tốt đẹp mà ông cha ta vẫn thường hay khuyên dạy con cháu của mình. Thật vậy, việc làm theo truyền thống tôn sư trọng đạo chính là một phần không thể thiếu trong việc rèn luyện đạo đức cho mỗi học sinh ngày nay, mà đạo đức ấy được thể hiện ở lòng biết ơn đối với thầy cô giáo. Những biểu hiện của lòng biết ơn chính là kính trọng thầy cô giáo, những người đã có công dạy dỗ và truyền đạt kiến thức cho mình. Ông cha ta từng dạy là: "Một chữ cũng thầy, mà nửa chữ cũng thầy". Sự dạy dỗ của thầy cô chính là công ơn mà các học sinh, học trò phải khắc ghi sâu vào trong lòng mình. Chính nhờ những sự dạy dỗ ấy đã chắp cánh ước mơ cho bao thế hệ học trò khác nhau. Các em được xây dựng nền móng kiến thức, truyền cảm hứng, nghị lực và chắp cánh ước mơ để bay đến những phương trời mới lạ. Tôn trọng và biết ơn thầy cô giáo chính là 1 truyền thống tốt đẹp của dân tộc VN ta. Bằng những việc làm thiết thực như: chăm ngoan học giỏi, tuân thủ quy định trường lớp, lễ phép và kính trọng thầy cô, các bạn học sinh đã thể hiện được lòng biết ơn của mình đối với thầy cô rồi. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn tồn tại một số nhỏ học sinh chưa thực sự thể hiện được thái độ biết ơn đối với thầy cô. Những biểu hiện của việc này là các bạn chưa thực sự nghiêm chỉnh học hành, chưa ngoan và lễ phép. Chính vì vậy truyền thống tôn sư trọng đạo, kính thầy yêu bạn chính là phẩm chất quý báu và tốt đẹp của dân tộc ta vì nó giúp duy trì xã hội được tốt đẹp và văn minh hơn và nó cần trang bị ở mỗi học sinh để bất cứ học sinh nào cũng trở thành con ngoan trò giỏi.