( 2 điểm)
Viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) bày tỏ suy nghĩ của anh chị về hiện tượng Có rất nhiều câu chuyện xảy ra, những người chứng kiến chọn cách bật điện thoại ở chế độ quay video và đưa lên thay vì tìm một biện pháp nhằm ngăn chặn.
A.
B.
C.
D.

Các câu hỏi liên quan

Đọc hiểu (3 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
(1)Có một loại lực vô cùng mạnh mẽ, loại lực mà tới tận bây giờ khoa học cũng chưa thể tìm ra định nghĩa chính xác nào cho nó. Lực này bao gồm và chi phối mọi loại lực khác, thậm chí còn đứng sau vô vàn hiện tượng do vũ trụ vận hành mà chúng ta vẫn chưa thể lý giải. Đó chính là TÌNH YÊU.
(2)Khi các nhà khoa học tìm kiếm một học thuyết chung cho vũ trụ, họ đã bỏ qua lực vô hình nhưng mạnh mẽ nhất này. Tình yêu là ánh sáng soi chiếu tâm hồn những người biết trao và nhận nó. Tình yêu là lực hấp dẫn, bởi nó khiến người ta cuốn hút lẫn nhau. Tình yêu là sức mạnh bởi nó phát triển bản tính tốt đẹp nhất trong ta, giúp nhân loại không bị che mắt bởi sự ích kỉ mù quáng. Tình yêu hé lộ và gợi mở. Tình yêu có thể khiến chúng ta sống và chết. Tình yêu là Chúa và Chúa cũng là tình yêu.
(3)Loại lực này giải thích mọi điều và thổi ý nghĩa vào cuộc sống. Tuy nhiên, chúng ta đã bỏ qua nó quá lâu. Có lẽ là do chúng ta vẫn duy trì nỗi sợ trước một thứ con người không thể nào hiểu và kiểm soát được.
(4)Để khiến khái niệm tình yêu trở nên dễ hình dung hơn, cha đã thực hiện một sựu thay thế đơn giản trong phương trình nổi tiếng nhất của mình.Thay vì sử dụng công thức ∑ = mx2 ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng bình phương. Chúng ta hoàn toàn có thể kết luận rằng: tình yêu chính là năng lượng bất khả chiến bại, bởi nó là vô hạn […]
(5)Nếu loài người muốn tồn tại, nếu ta muốn tìm ý nghĩa của sự sống, nếu ta muốn bảo vệ thế giới và tất cả những giống loài khác, tình yêu chính là câu trả lời đầu tiên và duy nhất…
(Trích Thư của Albert Einstein gửi con gái về một nguồn sức mạnh vô hình,
dẫn theo http://www.chungta.com)
Câu 1: Thao tác lập luận chính được sử dụng trong đoạn trích trên là gì?
Câu 2: Chỉ ra và nêu tác dụng của một phép tu từ trong đoạn (2)
Câu 3: Nhận xét nét độc đáo của câu văn: Thay vì sử dụng công thức ∑ = mx2 ta chấp nhận rằng, năng lượng hàn gắn thế giới có thể tạo ra từ tình yêu nhân với tốc độ ánh sáng bình phương.
Câu 4: Bài học nhân sinh sâu sắc nhất anh/chị rút ra khi đọc đoạn trích trên.
A.
B.
C.
D.

Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:
[…] Về mặt đạo lí, xem những người nhân văn chủ nghĩa là ăn bám cũng là sai lầm nghiêm trọng. Tự do, bình đẳng, bác ái chính là tiêu chí cơ bản của một xã hội bắt đầu hiểu bản chất con người. Chúng ta sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng, nhưng tạo hóa không thể công bằng với mỗi cá nhân. Tạo hóa không thể phân phát trí tuệ và kĩ năng như nhau cho tất cả mọi người. Chúng ta không thể chọn cha mẹ, chọn gia cảnh để sinh ra. Có nghĩa con người sinh ra vốn lại không bình đẳng. Vậy thì ai sẽ mang lại cho chúng ta sự bình đẳng nếu không phải là những người theo chủ nghĩa nhân văn – những người quan tâm không chỉ tới những cá nhân xuất chúng mà còn tới những mảnh đời bất hạnh – nền tảng quan trọng của một xã hội tìm kiếm sự công bằng? Và để đảm bảo sự đánh giá công bằng đối với người sản xuất, có thể dẫn ra một quan điểm, ai đóng thuế nhiều và tạo nhiều việc làm cho xã hội là người tốt. Giá trị của một người chính là ở chỗ người đó phục vụ xã hội như thế nào. Mà phục vụ thì không chỉ là “tạo” hay “sản xuất”, mà quan trọng hơn cả là tổ chức được một xã hội dân chủ, công bằng, phát triển và văn minh, nơi lợi ích riêng của mỗi cá nhân kết hợp nhuần nhị với lợi ích chung của toàn xã hội.
(Trích Đạo đức mới là gì? – Đỗ Kiên Cường, Ngữ văn 11 nâng cao tập 2, NXB Giáo dục, 2015)
Câu 1: Chỉ ra thao tác lập luận chính trong tác phẩm.
Câu 2: Anh chị hiểu thế nào về câu nói sau: Chúng ta sinh ra, ai cũng có quyền bình đẳng, nhưng tạo hóa không thể công bằng với mỗi cá nhân.
Câu 3: Việc sử dụng câu hỏi tu từ trong câu văn in đậm có tác dụng gì?
Câu 4: Về mặt đạo lí, xem những người nhân văn chủ nghĩa là ăn bám cũng là sai lầm nghiêm trọng. Anh/chị có đồng tình với quan điểm trên đây của tác giả không? Vì sao?
A.
B.
C.
D.

(5 điểm)
Cảm nhận về vẻ đạp trữ tình của hình tượng sông Đà, từ đó nêu nhận xét về nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ của tác giả Nguyễn Tuân trong đoạn văn:
Thuyền tôi trôi trên sông Đà. Cảnh ven sông ở đây lặng tờ. Hình như từ đời Lý, đời Trần, đời Lê, quãng sông này cũng lặng tờ như đến thế mà thôi. Thuyền tôi trôi qua một nương ngô nhủ lên mấy lá ngô non đầu mùa. Mà tinh không một bóng người. Cỏ gianh đồi núi đang ra những nõn búp. Một đàn hươi cúi đầu ngốn búp cỏ gianh đẫm sương đêm. Bờ sông hoang dại như một bờ tiền sử. Bờ sông hồn nhiên như một nỗi niềm cổ tích tuổi xưa. Chao ôi, thấy thèm được giât mình vì một tiếng còi xúp-lê của một chuyến xe lửa đầu tiên đường sắt Phú Thọ - Yên Bái – Lai Châu. Con hươu thơ ngộ ngẩng đầu nhung khỏi áng cỏ sương, chăm chăm nhìn tôi lừ lừ trôi trên một mũi đò. Hươu vểnh tai, nhìn tôi không chớp mắt mà như hỏi tôi bằng cái tiếng của con vật hiền lành “Hỡi ông khách sông Đà, có phải ông cũng vừa nghe thấy một tiếng còi sương”. Đàn cá dầm xanh quẫy vọt lên mặt sông, bụng trắng như bạc rơi thoi. Tiếng cá đập nước sông đuổi mất đàn hươu vụt biến. Thuyền tôi trôi trên “Dải sông Đà bọt nước lênh bênh – Bao nhiêu cảnh bấy nhiêu tình” của “một người tình nhân chưa quen biết” (Tản Đà). Dòng sông quãng này lững lờ như nhớ thương những hòn đá thác xa xôi để lại trên thượng nguồn Tây Bắc. Và con sông như đang lắng nghe những giọng nói êm êm của người xuôi, và con sông đang trôi những con đò mình nở chạy buồm vải nó khác hẳn những con đỏ đuôi én thắt mình dây cổ điển trên dòng trên”
(Trích Người lái đò sông Đà, Nguyễn Tuân, Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2015)
A.
B.
C.
D.