Bài làm:
"Trong lòng mẹ" được trích trong tác phẩm hồi ký "Những ngày thơ ấu" kể về tuổi thơ cay đắng của nhà văn Nguyên Hồng. Trong văn bản,nhân vật người cô là đại diện cho lối sống, những cổ tục ích kỷ đối với người phụ nữ đương thời. Đây là một nhân vật thâm độc, xảo quyệt, bênh vực và bảo vệ những lề thói tàn nhẫn trong xã hội thối nát ngày xưa. Qua một đoạn hội thoại ngắn, bà cô đã hiện lên khá sống động nhờ nghệ thuật miêu tả hành động, ngôn ngữ và tâm lí nhân vật một cách chân thực của Nguyên Hồng. Hình ảnh bà cô là hình ảnh mang ý nghĩa tố cáo hạng người sống tàn nhẫn, khô héo cả tình máu mủ ruột thịt trong xã hội thực dân nửa phong kiến lúc bấy giờ. Trong hoàn cảnh này, đánh lý ra người ta sẽ chăm sóc, an ủi đứa cháu, giúp nó dịu bớt nỗi đau mất cha và nhất là sự mất mát và nỗi đau xa mẹ. Ngược lại, người cô ở đây với rắp tâm tanh bẩn, mục đích đen tối: cố ý gieo rắc vào đầu đứa trẻ ngây thơ, tội nghiệp này những hoài nghi để nó “khinh ghét, ruồng rẫy” mẹ. Nói về những sự khổ cực, tội nghiệp của mẹ bé Hồng với thần thái tươi cười, khuôn mặt khéo diễn. Tính cách của bà cô chính là sản phẩm của những định kiến đối với người phụ nữ trong xã hội cũ. Qua đoạn hội thoại đã chứng tỏ bà cô tìm các hành hạ, giễu cợt nỗi đau xa mẹ của bé Hồng. Bà ta rắp tâm chia lìa tình cảm mẹ con, hủy diệt niềm yêu thương, kính trọng của bé Hồng đối với người mẹ khốn khổ, tội nghiệp. Đồng thời bà ta cũng lấy làm hả hê, thích thú trước tình cảnh khốn khổ của người chị dâu góa chồng của mình.
Chúc bạn học tốt!
$\text{@Chanh}$
$\text{#BTS}$