Mở bài:
- Giới thiệu tác giả Viễn Phương( Tên, nguồn gốc,...)
- Tác phẩm Viếng Lăng Bác:
+ Thể hiện lòng kính yêu, xúc động đối với Người khi vào lăng viếng Bác.
+ Giọng thơ trang trọng, tha thiết thể hiện niềm yêu thương, biết ơn Bác của tác giả.
Thân bài
* Cảm xúc khi ở trước lăng
- Tình cảm chân thành giản dị, chân thành cùng lòng đau đáu thương nhớ Bác của người con miền Nam.
“Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác”
+Tâm trạng xúc động của chiến sĩ từ chiến trường miền Nam bao nhiêu năm mong mỏi được ra lăng viếng Bác
+ Xưng hô “con” rất gần gũi, thân thiết, ấm áp tình thân mật -> tâm trạng của người con ra thăm cha.
+ Cách nói giảm nói tránh, dùng từ “thăm”, giảm nhẹ nỗi đau mất mát, cách nói thân tình của diễn tả tâm trạng mong mỏi của tác giả
- Hình ảnh hàng tre là hình ảnh ẩn dụ
+ , hình ảnh hàng tre gợi lên những liên tưởng thân thuộc của hình ảnh làng quê, đất nước đã thành biểu tượng của dân tộc
+ Cây tre tượng trưng cho sự thẳng thắn, kiên trung của con người Việt Nam
+ Từ “Ôi” biểu thị niềm xúc động tự hào về phẩm chất ngay thẳng, mạnh mẽ của dân tộc ta
* Sự thương nhớ của tác giả khi đứng trước lăng Người
- Hình ảnh thực và ẩn dụ song đôi: mặt trời thiên nhiên rực rỡ và hình ảnh Người
+ Người mang lại nguồn sống, ánh sáng hạnh phúc, ấm no cho dân tộc
- Hình ảnh dòng người đi trong thương nhớ, nỗi xúc động trong lòng tiếc thương của người dân khi vào lăng
- Hình ảnh thể hiện sự kết tinh đẹp đẽ “kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân”
- Niềm biết ơn thành kính dần chuyển sang sự xúc động nghẹn ngào khi tác giả nhìn thấy Bác:
Bác nằm trong giấc ngủ bình yên
Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền
+ Ánh sáng dịu nhẹ trong lăng gợi lên sự liên tưởng thú vị
+ Hình ảnh “vầng trăng” gợi lên niềm xúc động, và khiến ta nghĩ tới tâm hồn thanh cao của Bác
+ Ở Người là sự hòa quyện giữa sự vĩ đại thanh cao với sự giản dị gần gũi
- Nhà thơ xúc động, đau xót trước sự ra đi mãi mãi của Người:
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi
Mà sao nghe nhói ở trong tim
+ Dù Người ra đi, nhưng sự ra đi đó hóa thân vào thiên nhiên
+ Nỗi lòng “nghe nhói ở trong tim” là sự quặn thắt tê tái trong đáy sâu tâm hồn khi đứng trước di hài của Người, sự rung cảm chân thành của nhà thơ.
* Cảm xúc khi rời lăng của nhà thơ
- Cuộc chia ly lưu luyến, thấm đẫm nước mắt của tác giả
+ Mai về miền Nam thương trào nước mắt: như lời giã từ diễn tả tình cảm sâu lắng, giản dị
+ Cảm xúc “dâng trào” nỗi luyến tiếc, không muốn xa rời
+ Ước nguyện chân thành muốn được hóa thân thành “chim”, cây tre”, “đóa hoa” để được ở gần bên Bác
+ Điệp từ “muốn làm” diễn tả tâm trạng lưu luyến của nhà thơ
- Hình ảnh cây tre kết thúc bài thơ: kết thúc khéo léo, hình ảnh cây tre trung hiếu được nhân hóa mang phẩm chất trung hiếu như con người
+ “Cây tre trung hiếu” mang bản chất của con người Việt Nam trung hiếu, thẳng thắn, bất khuất , là sự tự hứa sống có trách nhiệm với sự nghiệp của Người.
Kết bài:
- Khẳng định vẻ đẹp cảu bài thơ, tấm lòng thành kính của nhà văn.
- Rút ra bài học cho bản thân.