Ngô Tất Tố - một nhà văn hiện thực xuất sắc luôn hướng ngòi bút về cuộc sống nghèo khổ của những người nông dân - đã khắc họa nhân vật chị Dậu là một người phụ nữ dịu dàng với chồng con nhưng không yếu đuối và có một sức sống mạnh mẽ , một tinh thần phản kháng tiềm tàng quyết liệt. chị là người phụ nữ dịu dành và rất yêu thương chồng con . Chị đã bán con mình cho lão Nghị Quyết nhằm giúp con chị có cuộc sống đầy đủ và không bị chịu khổ . Khi chồng ốm , chị đã múc cháo , ngồi quạt cho nguội rồi rón rén bưng cho chồng và xem anh Dậu ăn có ngon không . Chao ôi , chị quả là người phụ nữ mang đầy lòng yêu thương và biết nhìn xa trông rộng ! Ngoài ra , chị còn có một sức sống tiềm tàng mạnh mẽ và không hề tỏ ra yếu đuối trước các thế lực tàn bạo uy hiếp . Những phẩm chất ấy được thể hiện qua ba lần phản kháng của chị . Đầu tiên chị xưng " cháu - ông " và run run , thiết tha rồi chạy đến đỡ tay ,van xin . Tiếp đó chị xưng " tôi - ông " và tưức quá liều mạng cự lại . Cuối cùng chị xưng " mày - bà " và nghiền hai hàm răng , túm cổ viên quan lệ ấn dúi ra cửa rồi giằng co , du đẩy khiến hắn ngã chổng quèo . Qua đó , ta thấy được chị Dậu đã thể hiện rõ cho vẻ đẹp tâm hòn người phụ nữ nông dân , vừa giàu tình yêu thương vừa có sức sống tiềm tàng mạnh mẽ . Ngoài ra , ta cũng có thể thấy Ngô Tất Tố đã vạch trần bộ mặt tàn ác , bất nhân của xã hội cũ đối với những người nông dân phong kiến đương thời .