Hai câu thơ đầu bài thơ Chiều tối là bức tranh thiên nhiên chứa chan tâm trạng, cảm xúc của người tù Cách mạng. Ta có thể nhận thấy bức tranh phong cảnh nhuốm màu buồn "CHim mỏi về rừng tìm chốn ngủ/ Chòm mây lơ lửng giữa tầng không". Hình ảnh cánh chim trong câu thơ làm ta liên tưởng đến con người trong sự lạc lối, không có một nơi chốn để về. Cánh chim kia "mỏi mệt" sau ngày dài còn người tù mỏi mệt trong hành trình chuyển lao. Nhuwnh cánh chìm còn may mắn hơn khi nó có được cho mình một nơi chốn. Bác trong tâm trạng của con người xa quê, trong nỗi buồn thầm kín biết bao. Thời gian chiều gợi lên bao nỗi buồn. Nhưng kh là chuyển sang tối, cái buồn càng trở nên sâu sắc và khắc khoải. Không gian vì thế cũng mở ra cùng muôn vàn tâm trạng. Chòm mây lơ lửng trong nhịp chảy chậm rãi của ngày dài. Không gian rộng lớn, bao la càng làm hình ảnh con người thêm nhỏ bé, đơn độc. Ta thấy sau câu chữ ấy là nỗi niềm, là tâm trạng ngổn ngang xúc động trong nhà thơ. Đọc thơ Bác, ta chợt nhớ về một chiều cũng buồn như thế trong thơ Huy Cận: "Đâu tiếng làng xa vãn chợ chiều". Cùng dùng chất cổ điển, cùng một nỗi buồn, nhưng thiên nhiên của Hồ Chí Minh và Huy Cận cũng là hai miền thiên nhiên khác biệt giữa một hồn người đánh mất, băn khoăn và một hồn thơ Cách mạng dù buồn, sầu nhưng vẫn tràn ngập hi vọng, tin tưởng.