Chỉ với hai câu thơ cuối trong bài thơ Ngắm Trăng của chủ tịch Hồ Chí Minh đã khắc họa rõ nét cảnh vượt ngục tinh thần của Bác .
"Nhân hướng song tiền khán mình nguyệt
Nguyệt tòng song khích khán thi gia"
hoặc
"Người ngắm trăng soi ngoài cửa sổ
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ."
Nhà văn đã sử dụng cấu trúc đối xứng "nhân" >< "nguyệt" , "nguyệt" >< "thi gia" để thể hiện sự gần gũi, quấn quít giữa trăng và Bác. Hơn thế , tác giả đã tạo nên hai không gian "trong cửa" thì tăm tối "ngoài cửa" thì ngược lại hoàn toàn , vô cùng trong sáng và đẹp đẽ. Đồng thời ở câu thơ cuối "Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ." được tác giả sử dụng biện pháp nhân hóa "trăng nhòm khe cửa" .Trăng vốn không phải là con người , mà chỉ là một vật vô tri vô giác của thiên nhiên , song với phép nhân hóa khéo léo , trăng đã không còn chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên nữa , mà là người bạn tâm giao tri kỷ bên cạnh nhà thơ cách mạng trong ngục tù. Từ đó cho ta thấy rõ sự tàn bạo , lạnh lùng của nhà tù bất lực trước cái sự tự do của Người . Hình ảnh Bác ung dung, lạc quan và yêu thiên nhiên đã xóa đi cảnh nhà tù thay vào đó là một không gian chỉ có Người và Trăng.
$→$Câu phủ định : Trăng vốn không phải là con người , mà chỉ là một vật vô tri vô giác của thiên nhiên , song với phép nhân hóa khéo léo , trăng đã không còn chỉ là vẻ đẹp của thiên nhiên nữa , mà là người bạn tâm giao tri kỷ bên cạnh nhà thơ cách mạng trong ngục tù.