Câu 1
Mai về miền Nam thương trào nước mắt
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đoá hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
Ở khổ thơ cuối tác giả đã bộc lộ hết những cảm xúc mà mình kìm nén bấy lâu, cùng với đó là những ước nguyện đơn sơ, nhỏ nhoi nhưng lại bằng tất cả tấm lòng của tác giả. Điệp ngữ " muốn làm" như thể hiện những khát khao, ước mơ của tác giả, dù là rất nhỏ nhoi nhưng tác giả vẫn muốn được hoá thân mình vào những cảnh vật xung quanh lăng Bác và cũng vì yêu thương, kính phục, thấy xót xa, bịn rịn không nỡ rời đi. Khi nghĩ đến mai phải về miền Nam thì tác giả đã không ngừng xúc động đến "trào nước mắt". Đó thật là một tình thương vì đại, một sự tôn kính trang nghiêm của một người con ra thăm lăng Bác.
Câu 2
Với khổ thơ đầu ta có thể thấy được bức tranh mùa xuân với sức sống, sự sinh sôi nảy nở. Đầu tiên là phép đảo ngữ từ "mọc" tạo ra sự đột ngột và đó cũng là dấu hiệu của mùa xuân như bông hoa tím biếc, chim chiền chiện hót vang. Mọi thứ dường như đã rất hoàn hảo và tuyệt đẹp, tác giả cũng muốn hoà mình vào thiên nhiên đất trời qua biện pháp ẩn dụ " giọt long lanh". Giờ đây tiếng chim như kết tinh thành những giọt sương long lanh sắc màu rơi xuống, sự biến đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác. Qua những điều đó, ta có thể thấy được tác giả là người nâng niu, trân trọng sắc trời mùa xuân. Đó cũng là sự đồng cảm của nhà thơ trước thiên nhiên, cuộc đời.