TTCT - Văn minh đô thị là sản phẩm của công nghiệp hóa bắt đầu từ châu Âu. Cuộc cách mạng kỹ thuật và công nghệ đã tạo ra các đô thị công nghiệp khổng lồ với hàng triệu người.
Người dân sống ở các thành phố này được gọi là thị dân (chữ citizen bắt đầu từ city) và cũng từ đây người ta gọi xã hội đó là văn minh (chữ văn minh civilization cũng bắt đầu từ City).
Không gian đô thị ngày càng được mở rộng, Thành phố xuất hiện nhiều hơn những khu đô thị mới hiện đại, nhiều tiện ích, bộ mặt đô thị có nhiều đổi thay.Tất cả những điều đó đã phần nào đặt những viên gạch đầu tiên cho việc tạo lập không gian sống văn minh ở Thủ đô.Nhưng để có được văn minh đô thị như ngày hôm nay, châu Âu mất 300 năm, Nhật Bản mất 150 năm bắt đầu từ thời Minh Trị Duy Tân, Hàn Quốc, Singapore mất hơn 50 năm. Như thế, văn minh đô thị là một tiến trình xây dựng lâu dài qua nhiều thế hệ, nhiều năm. Xây dựng xã hội văn minh đô thị là một hướng đi đúng đắn của lãnh đạo TP.HCM, ngay cả khi chúng ta còn nghèo, chưa có được cơ sở vật chất của một xã hội hiện đại.
Theo các chuyên gia, để có thể kiến tạo đô thị hiện đại, văn minh, vấn đề quy hoạch đô thị giữ vai trò then chốt. TS-KTS. Trương Văn Quảng, Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam (VUPDA) nhấn mạnh: “Chúng ta cần phải coi quy hoạch là một khoa học, là nghệ thuật tổ chức không gian. Đô thị phải vì con người, phải bình đẳng với mọi đối tượng. Do đó, trong quy hoạch, phát triển đô thị cần có sự đồng thuận về lợi ích chung trong dài hạn để mọi chủ thể có điều kiện thỏa mãn nhu cầu và chấp thuận các quy định chung”.
Đô thị văn minh có gì trong đó và từ đó làm gì để có được đô thị văn minh, đang là câu hỏi lớn, không chỉ với những người dân mà ngay cả với các nhà hoạch định, người làm chính sách hay quy hoạch.Một đô thị có không gian sống văn minh phải là đô thị có kiến trúc đô thị đẹp, đảm bảo các yêu cầu về hệ thống hạ tầng kỹ thuật như cây xanh, hồ nước, cấp điện, chiếu sáng và hệ thống hạ tầng xã hội gồm trường học, y tế…Ngoài ra, các khu đô thị được kết nối liên hoàn với hệ thống giao thông công cộng như xe bus, đường sắt trên cao, tàu điện ngầm…Bên cạnh đó, đô thị phải có hệ thống quản trị hiệu quả; cư dân có lối sống văn minh, có hiểu biết nhất định, đáp ứng được mô hình quản trị hiện đại của đô thị.
Như vậy, một đô thị có không gian sống văn minh không chỉ được tạo lập nhờ các yếu tố kỹ thuật như cơ sở hạ tầng, tiện nghi đô thị mà còn bao gồm cả các yếu tố phi kỹ thuật như con người, văn hóa. Trong đó, nhà quản lý giữ vai trò ban hành chính sách, các công cụ và thực hiện quản lý đô thị, còn người dân, vừa là đối tượng thụ hưởng, vừa là hạt nhân xây dựng văn minh đô thị.Nghĩa là, về phương pháp luận, không thể vội vàng “đánh trống bỏ dùi”, chạy theo thành tích, phong trào hoặc chỉ tập trung vào giải quyết các việc “sự vụ” như hô hào dọn rác, căng áp phích, panô tuyên truyền hoặc báo cáo đã xây dựng được bao nhiêu nhà vệ sinh công cộng, lắp đặt được bao nhiêu thùng rác… Những truyền thống văn hóa lâu bền không tự nhiên sinh ra, cũng không tự nhiên mất đi, muốn điều chỉnh và thay đổi phải có khoảng thời gian đủ dài và rộng, ít nhất hàng trăm năm, để các mô hình ứng xử cũ không còn thích hợp bị phá vỡ, thay thế vào đó là những phương thức ứng xử mới phù hợp hơn với quá trình vận động và phát triển của đất nước. Quan trọng là nhận thức ấy phải được thể hiện thống nhất giữa các nhà lãnh đạo. Nếu cứ mỗi năm lại đề ra một “tiêu điểm” mới, một phong trào mới, những yếu tố tích cực vừa gieo trồng, chưa kịp chăm sóc vun xới cho sâu rễ bền gốc, cây còn non nớt, èo uột… đã vội vàng cày xới gieo hạt trên luống đất khác, thì dù tốn kém sức người, sức của cho nhân công, giống má, cây trồng đến mấy, cũng khó hi vọng có được những vụ mùa bội thu.