Vào tháng giêng, các học sinh tiểu học tại các trường Bắc Fond du Lac ở Wisconsin đã thực hiện dự án nghệ thuật tham vọng nhất của chúng từ trước đến nay. Trong số hơn 400 học sinh, từ mẫu giáo đến lớp năm, từng em đã viết một điều mà chúng biết ơn vào một mảnh giấy nhỏ. Sau đó, gấp lại thành những chiếc “vòng giấy” thể hiện lòng biết ơn rồi kết lại thành một “móc xích tỏ lòng biết ơn” khổng lồ. Mục tiêu là để tạo ra các móc xích giấy đầy màu sắc có thể bao quanh toàn trường với lòng biết ơn (về cả nghĩa đen và nghĩa bóng)
Theo giáo viên nghệ thuật Alice Tzakais cho biết, dự án này là hoạt động nằm trong Tuần lễ hạnh phúc của trường, tập trung vào việc bày tỏ lòng biết ơn và hạnh phúc. Cô Alice- một giáo viên của trường cho biết “Chủ đề của chúng tôi là sức mạnh của hạnh phúc”.
Nhà trường đã chứng kiến tận mắt sức mạnh của hạnh phúc như thế nào trong cuộc sống của cả học sinh và giáo viên. Kể từ tám năm về trước khi thầy Aaron Sadoff trở thành giám thị, sau đó là hiệu trưởng, thầy đã tích cực truyền bá thông điệp về tâm lý tích cực trong toàn trường.
Cô Alice chia sẻ: “Thầy ấy có rất nhiều năng lượng và rất nhiều ý tưởng. Thầy rất tích cực và nhiệt tình, và đó là những gì cần thiết để duy trì nền văn hóa hạnh phúc hơn”. Khi được gia hạn hợp đồng vào hai năm trước, thầy Aaron đã thương lượng với hội đồng trường để được cử đến California để hoàn thành chương trình đào tạo Chú ếch cam. Chương trình đó dựa trên cuốn sách bán chạy nhất của Shawn Achor “Lợi ích của hạnh phúc”, sử dụng một câu truyện ngụ ngôn về một con ếch màu cam tên Spark để dạy những cách mới mẻ mang lại hiệu quả tích cực.
“Tôi đã trở lại và dạy cho các giáo viên, bảo vệ, thư ký của mình, tất cả mọi người trong trường…cách một giáo viên cảm nhận ảnh hưởng đến học sinh, vì thế tôi biết rằng nếu chúng ta có thể thay đổi cách giáo viên cảm nhận, chúng ta có thể tác động đến văn hóa của học sinh” Thầy Aaron nói. Thầy cũng chia sẻ thêm, giáo viên của thầy đã đưa ra những ý tưởng và khởi động các hoạt động này. Cô Alice còn cho biết, hiện nay các giáo viên đều biết được điểm mạnh trong tính cách của họ và chọn để dùng nó trong lớp học. Họ đã phát triển ý tưởng từ cuốn truyện “Chú ếch cam” để cho mọi học sinh tiểu học được đọc ở nhà cùng bố mẹ và khuyến khích các thành viên trong gia đình trao đổi, trò chuyện.
Thầy Aaron nói: “Ý tưởng này là việc mà gia đình phải làm cùng nhau, vì thế ta vừa cải thiện được đọc viết, vừa dạy học sinh được về kiến thức về hạnh phúc”
Được học về sự hạnh phúc
Trường ở quận Bắc Fond du Lac là một trong ngày càng nhiều trường đang kết hợp các nguyên tắc của tâm lý học tích cực vào giáo dục. Khi các mô hình trường học hạnh phúc ngày càng trở nên được áp dụng nhiều trên toàn cầu, nhiều quốc gia đang tìm cách đo lường và theo dõi mức độ hạnh phúc của dân số. Từ các chính sách giáo dục đặc biệt đến các phong trào phổ cập giáo dục, nhận thức về vai trò của hạnh phúc đối với sự thành công của cá nhân đang thay đổi cách giáo viên, nhà trường, thậm chí là cả các nước đang tiếp cận với giáo dục.
Thầy Aaron giải thích: “Điều thú vị nhất là, bạn không ngồi quanh quẩn mà nói về hạnh phúc, bạn không nên nói: Nhìn cô này, cô đang rất vui. Trông điều đó không thật chút nào. Những gì chúng ta làm là nhận ra những điều bạn biết ơn, tạo ra các kết nối xã hội và tập trung vào điều mà khiến cá nhân chúng ta trở nên tốt hơn, và hiện tại đang có một nghiên cứu về điều đó.”
Trong Báo cáo về Hạnh phúc Thế giới năm 2015, Richard Layard, giám đốc Chương trình Hạnh phúc tại Trung tâm Hiệu quả Kinh tế tại Trường Kinh tế Luân Đôn, và Tiến sĩ Ann Hagell đã nghiên cứu về sức khỏe và tinh thần của trẻ em trên toàn thế giới, và đưa ra các khuyến nghị cụ thể để cải thiện các điều kiện đó. Họ lưu ý vai trò quan trọng của môi trường giáo dục đối với hạnh phúc của trẻ em. Các chuyên gia cũng khuyến cáo rằng đáp ứng nhu cầu của trẻ em đồng nghĩa với việc mang đến cho học niềm hạnh phúc. Đó cũng chính là mục tiêu của các trường học. Kế hoạch chi tiết hành động của họ bao gồm:
– Tạo một bộ luật hạnh phúc mà tất cả giáo viên, học sinh và phụ huynh sẽ được nắm vững.
– Nhấn mạnh khen ngợi hơn là phê bình.
– Giới thiệu các khóa học phù hợp với lứa tuổi về kỹ năng sống tích cực ở tất cả các cấp học.
– Đào tạo giáo viên để hiểu và thúc đẩy sức khỏe tinh thần và tâm lý tích cực ở học sinh.
Các tác giả có khả năng đã chỉ ra mối tương quan trực tiếp giữa hạnh phúc của trẻ và sự phát triển trí tuệ của chúng. Vào năm 2011, một đánh giá về các chương trình tại trường cung cấp các kỹ năng học tập về cảm xúc và xã hội đã cho thấy trẻ em tham gia vào những chương trình như vậy đã cải thiện được cả mục tiêu học tập và tình cảm lên khoảng 10%.
Kết luận cuối cùng được rút ra trong Báo cáo Hạnh phúc Thế giới là nếu các trường học thực sự trân trọng hạnh phúc của học sinh, điều mà họ phải quan tâm đánh giá nhiều hơn không phải là điểm số hay thành tích mà là hạnh phúc của trẻ.
Và để đánh giá được điều này, cần có sự quan tâm của những nhà hoạch định chính sách. “Toán học và điểm số đều rất quan trọng, nhưng có rất nhiều thứ cần giáo dục. Bạn phải nhìn vào cách bọn trẻ tương tác, đồng thời nhìn vào những thứ như thể thao, âm nhạc, nghệ thật và cách chúng ảnh hưởng đến trẻ. Đó là một quá trình rất mất thời gian, nhưng mọi thay đổi trong văn hóa đều có. Điểu mấu chốt là, bây giờ chúng ta cần chứng minh một cách khoa học rằng thành công đến từ hạnh phúc”.
Tích cực săn lùng tìm kiếm.
Tại trường tiểu học Parkmore, Australia, hiệu trưởng trường cô Saraif Doherty đã thận thấy sự thay đổi văn hóa trong năm qua. Đáng chú ý nhất là vào giờ ăn trưa, cô giáo yêu cầu học sinh phải báo cáo về các hành động của bạn mình với giáo viên đang làm nhiệm vụ trực vào buổi trưa. Nhưng thay vì “kể tội” khiến bạn học gặp rắc rối, chúng lại báo cáo những điều tốt đẹp mà chũng đã thấy bạn mình đang làm.
Trường Parkmore là một trong nhiều trường ở 13 quốc gia đã triển khai chương trình Thám tử tích cực. Được xây dựng bởi Giáo sư – tiến sĩ Lea Waters, là chủ tịch của Gerry Higgins ở môn Tâm lý học tích cực tại Đại học Melbourne, cùng với Lela McGregor, tốt nghiệp chương trình Thạc sĩ Tâm lý học tích cực ứng dụng, chương trình Thám tử tích cực dạy cho học sinh tìm kiếm những điều tốt đẹp trong thế giới xung quanh và chia sẻ nó với những người khác.
Theo giáo sư Lea: việc dạy học sinh chú ý và nhận ra những điểm chúng tập trung chú ý là một kĩ năng cơ bản để học tập và hạnh phúc. Nhiều học sinh cảm thấy rằng sự chú ý nằm ngoài sự kiểm soát của mình và dễ bị phân tâm bởi bên ngoài. Điều này đã trở nên phổ biến hơn với những vai trò ngày càng lớn của công nghệ trong cuộc sống của trẻ”. Dạy cho học sinh tập trung để giúp chúng học tập tiếp thu kiến thức, và nó cũng giúp học sinh nhận ra những cảm xúc tiêu cực và chuyển hóa nó.
Dựa trên những trải nghiệm như lòng biết ơn, học sinh tự nhận thức về khả năng của mình để tìm thấy những gì tốt nhất cho cuộc sống. Tiếp đó, học sinh được học về cách chia sẻ những câu chuyện có thể giúp thúc đẩy cảm xúc tích cực của mình.
“Chương trình này cũng bao gồm các hoạt động mà học sinh mang về nhà và chia sẻ với bố mẹ, như là (viết) một lá thư tỏ lòng biết ơn và truy tìm kho báu tích cực ở nhà. (Hiệu trưởng cũng đã) nhận được rất nhiều phản hồi từ cha mẹ về cách trò truyện trên bàn ăn để trở nên tích cực hơn như kết quả của chương trình”.
Việc lan truyền những điều tích cực phần nào có hiệu quả tốt, các trường học nơi cảm xúc xã hội hoặc các nguyên tắc tâm lý tích cực được dạy báo cáo rằng trẻ em mang những bài học đó về nhà và chia sẻ với những thành cả gia đình.
Steve Leventhai, giám đốc điều hành của tổ chức phi lợi nhuận CorStone, đã phát động chương trình Girls First ở Bihar, Ấn Độ năm 2011. Chương trình đó đã dạy về khả năng phục hồi nhân phẩm cho các nữ học sinh trong vùng nghèo khó và đã thay đổi được cách các nữ học sinh này tiếp cận vấn đề. Nhưng thậm chí còn quan trọng hơn là sự thay đổi đó đã lan tỏa đến gia đình họ.
Ông Steve Leventhai chia sẻ: “Khi bạn giáo dục một bé gái, nó sẽ mang điều đó về nhà. Điều đó thay đổi quỹ đạo của cả gia đình”. Và dường như nó đúng với bất kể gia đình nào ở Ấn độ hay Indiana.