Với những người bị thương gây chảy máu động mạch ở tay (chân), sau khi sơ cứu buộc garô thì cứ sau 15 phút lại phải nới lỏng và buộc lại dây garô. Việc làm này nhằm mục đích nào sau đây? A: Giúp cho các mô dưới vết buộc không bị chết do thiếu ôxi và các chất dinh dưỡng. B: Giúp dây garô không bị tuột ra dẫn đến bị mất máu nhiều. C: Giúp cho tay (hoặc chân) có thể dễ dàng cử động theo ý muốn. D: Giúp cho máu trong động mạch bị tổn thương không chảy ngược về tim.

Các câu hỏi liên quan

Hằng năm cứ vào cuối thu, lá ngoài đường rụng nhiều và trên không có những đám mây bàng bạc, lòng tôi lại nao nức những kỷ niệm hoang mang của buổi tựu trường. Tôi không thể nào quên được những cảm giác trong sáng ấy nảy nở trong lòng tôi như mấy cành hoa tươi mỉm cười giữa bầu trời quang đãng. Những ý tưởng ấy tôi chưa lần nào ghi lên giấy, vì hồi ấy tôi không biết ghi và ngày nay tôi không nhớ hết. Nhưng mỗi lần thấy mấy em nhỏ rụt rè núp dưới nón mẹ lần đầu tiên đến trường, lòng tôi lại tưng bừng rộn rã. Buổi sáng mai hôm ấy, một buổi mai đầy sương thu và gió lạnh. Mẹ tôi âu yếm nắm tay tôi dẫn đi trên con đường làng dài và hẹp. Con đường này tôi đã quen đi lại lắm lần, nhưng lần này tự nhiên tôi thấy lạ. Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học. (Dẫn theo SGK Ngữ văn 8 – Tập 1 – Trang 5) a. Nêu tóm tắt nội dung đoạn trích trên. b. Câu văn: “Cảnh vật chung quanh tôi đều thay đổi, vì chính lòng tôi đang có sự thay đổi lớn: Hôm nay tôi đi học” xét theo cấu tạo thuộc kiểu câu nào? Tại sao? c. Đoạn trích trên gợi cho em bao cảm xúc, suy nghĩ về mái trường mến yêu. Em hãy viết một đoạn văn (12-15 câu) với tiêu đề: Mái trường – thiên đường của tuổi học trò