Câu 1 :
- Bác Hồ, “chẳng được tự do mà thưởng nguyệt” như các tao nhân mặc khách mà Người đã ngắm trăng trong hoàn cảnh đặc biệt: trong ngục tù.
Ngục trung vô tửu diệc vô hoa
Đối thử lương tiêu nại nhược hà?
+ Hai lần chữ vô (không có) xuất hiện lại gắn với chữ diệc đã khẳng định cái không có một cách rõ ràng: không rượu cũng không hoa.
- Tâm trạng: Đó là sự bối rối, băn khoăn rất nghệ sĩ bởi trăng đẹp thế mà tiếc là không có hoa và rượu để thưởng trăng cho trọn vẹn. Nỗi băn khoăn cho thấy một tâm hồn thanh thản, yêu cái đẹp vượt lên gian khổ, khó khăn của ngục tù để mơ được thưởng trăng thật đầy đủ, trọn vẹn…
Câu 2 :
*Nhân hướng song tiền khán minh nguyệt,
Nguyệt tòng song khích khán thi gia.
=>=> Hai câu thơ trên sử dụng phép đối: Nhân- nguyệt, hướng-tòng, khán minh nguyệt-khán thi gia.
=>=> Hiệu quả nghệ thuật: Phép đối thể hiện sự đồng cảm về hoàn cảnh lẫn tâm hồn và trạng thái. Thi nhân ở trong tù còn trăng ở trên cao, cả hai đều cô độc như nhau. Vì thế, người hướng đến trăng, trăng theo người, dù ở trong ngục nhưng vẫn có tâm hồn thanh cao, mĩ miều của một thi sĩ. Bác đã xem vầng trăng là nguồn cảm hứng thi ca vô tận và là tri kỉ của mình.
Còn j thì bảo mik bh mik có vc phk làm nên mik xin phép bạn