1. Phân tích cái bóng trong chuyện người con gái Nam Xương.
– Cái bóng trong câu chuyện có ý nghĩa đặc biệt vì đây là chi tiết tạo nên cách thắt nút, mở nút hết sức bất ngờ.
+ Cái bóng có ý nghĩa thắt nút câu chuyện vì:
• Đối với Vũ Nương: Trong những ngày chồng đi xa, vì thương nhớ chồng, vì không muốn con nhỏ thiếu vắng bóng người cha nên hằng đêm, Vũ Nương đã chỉ bóng mình trên tường, nói dối con đó là cha nó. Lời nói dối của Vũ Nương với mục đích hoàn toàn tốt đẹp.
• Đối với bé Đản: Mới 3 tuổi, còn ngây thơ, chưa hiểu hết những điều phức tạp nên đã tin là có một người cha đêm nào cũng đến, mẹ đi cũng đi, mẹ ngồi cũng ngồi, nhưng nín thin thít và không bao giờ bế nó.
• Đối với Trương Sinh: Lời nói của bé Đản về người cha khác (chính là cái bóng) đã làm nảy sinh sự nghi ngờ vợ không thủy chung, nảy sinh thái độ ghen tuông và lấy đó làm bằng chứng để về nhà mắng nhiếc, đánh đuổi Vũ Nương phải tìm đến cái chết đầy oan ức.
+ Cái bóng cũng là chi tiết mở nút câu chuyện:
• Chàng Trương sau này hiểu ra nỗi oan của vợ cũng chính là nhờ cái bóng của chàng trên tường được bé Đản gọi là cha.
• Bao nhiêu nghi ngờ, oan ức của Vũ Nương đều được hóa giải nhờ cái bóng.
– Chính cách thắt, mở nút câu chuyện bằng chi tiết cái bóng đã làm cho cái chết của Vũ Nương thêm oan ức, giá trị tố cáo đối với xã hội phong kiến nam quyền đầy bất công với người phụ nữ càng thêm sâu sắc hơn.
2. Tóm tắt câu chuyện người con gái Nam Xương:
1. Vũ Thị Thiết là cô gái đẹp người đẹp nết, được Trương Sinh đem trăm lạng vàng cưới về. Biết chồng đa nghi, Vũ Nương luôn giữ gìn khuôn phép.
2. Không bao lâu, Trương Sinh phải đi lính. Vũ Nương ở nhà chăm mẹ già, nuôi con nhỏ. Mẹ chồng nhớ con, sinh bệnh rồi qua đời.
3. Giặc tan, Trương Sinh trở về, đứa con không chịu gọi cha. Trương Sinh nghe lời con nói, nghi ngờ vợ thất tiết nên chửi mắng, đuổi vợ đi.
4. Vũ Nương thanh minh hết lời, không được đành gieo mình xuống sông Hoàng Giang.
5. Một đêm, Trương Sinh được con chỉ cái bóng lên tường, chàng tỉnh ngộ, hiểu nỗi oan của vợ nhưng đã quá muộn.
6. Phan Lang nhờ cứu Linh Phi mà được xuống thủy cung, gặp lại Vũ Nương. Nàng gửi chiếc hoa vàng và nhờ nhắn Trương Sinh lập đàn giải oan.
7. Vũ Nương chỉ hiện về, nói vài lời với Trương Sinh, rồi biến mất.
3. Nguyên nhân trực tiếp, gián tiếp gây ra cái chết của Vũ Nương:
– Trực tiếp:
+ Lời nói đáng ngờ của đứa nhỏ.
+ Trương Sinh:
• Tâm trạng không tốt: Mẹ mất, con không nhận cha.
• Vô học, tính đa nghi, hồ đồ, độc đoán.
– Gián tiếp:
+ Chế độ phong kiến: Trọng nam khinh nữ $→$ Cuộc hôn nhân không bình đẳng.
+ Chiến tranh phi nghĩa.
4. Nhận xét hai nhân vật Trương Sinh, Vũ Nương:
– Nhân vật Trương Sinh là một người chồng độc đoán, đa nghi, gia trưởng; là một kẻ vũ phu thô bạo và còn là hiện thân của chế độ nam quyền phong kiến bất công, vô lý, là kẻ dẫn đến cái chết oan nghiệt của Vũ Nương.
– Nhân vật Vũ Nương là một người vợ đức hạnh, thủy chung; là một người con dâu hiếu thảo với mẹ chồng; là người mẹ hết lòng vì con và còn là người phụ nữ đảm đang, tiêu biểu cho vẻ đẹp của người phụ nữ Việt Nam.
Gửi bạn ạ:33
$\text{Xin hay nhất}$
$\text{Chúc bạn học tốt!}$
$\text{@Sherry2007}$